Bàn luận về các yếu tố liên quan đến tỷ lệ làm tổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn hMG và phác đồ ngắnrFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 101)

Kết quả của nghiên cứu cho thấy độ dày niêm mạc tử cung không ảnh hƣởng đến tỷ lệ làm tổ. Tuy nhiên, trên thực tế còn có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ làm tổ. Nghiên cứu này sử dụng các biến độc lập xét liên quan đến tỷ

E2 hCG (pg/mml)

Noãn thu đƣ

ợc

lệ làm tổ là niêm mạc tử cung, hàm lƣợng P4 ngày hCG, số phôi độ 3, hỗ trợ phôi thoát màng, điểm chuyển phôi. Theo kết quả bảng 3.24 thì chỉ có biến số phôi độ 3 là có liên quan đến tỷ lệ làm tổ. Nhóm có ít nhất 1 phôi độ 3 thì có tỷ lệ làm tổ cao gấp 7,66 lần so với nhóm không có phôi độ 3, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p<0,05 (95% CI 1,1-15,6).

Các nghiên cứu gần đây còn chỉ ra mối liên quan giữa nồng độ P4 ngày tiêm hCG với tỷ lệ làm tổ. Nghiên cứu mới đây của Kilicdag năm 2010 nghiên cứu trên 1045 chu kỳ IVF/ICSI với GnRH agonist, so sánh những bệnh nhân có tăng P4>1,1 ng/ml với những bệnh nhân có P4≤ 1,1 ng/ml, cho thấy những bệnh nhân có tăng P4 tỷ lệ làm tổ thấp hơn (18,1% so với 24.4% p = 0,008) và tỷ lệ sinh sống thấp hơn (27,6% so với 40%, p = 0.004) [126]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy P4 ngày hCG ≤ 1,5 nmol/l cho tỷ lệ làm tổ cao hơn 1,47 lần so với các trƣờng hợp có tăng P4>1,5 nmol/l. Tuy nhiên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (OR = 1,47; 95% CI = 0,6-3,5). Điều này chứng tỏ LH có trong hMG không ảnh hƣởng đến tỷ lệ làm tổ.

Tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh viện Phụ Sản Trung ƣơng đánh giá điểm chuyển phôi để tiên lƣợng khả năng làm tổ và có thai trong thụ tinh trong ống nghiệm. Điểm chuyển phôi bao gồm 3 yếu tố: điểm phôi (số lƣợng và chất lƣợng phôi chuyển), điểm niêm mạc tử cung (độ dày và hình dạng), kỹ thuật chuyển phôi (dễ và khó) với mỗi yếu tố điểm cao nhất là 2 điểm. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ làm tổ ở nhóm có điểm chuyển phôi >5 điểm cao hơn so với nhóm có điểm chuyển phôi <5, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Trong kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ƣơng năm 2003, không có trƣờng hợp chuyển phôi khó nào có thai [118]. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, ngoại trừ những yếu tố khách quan nhƣ ống cổ tử cung dính hay tƣ thế tử cung gấp khúc..., việc chuyển phôi dễ hay chuyển phôi khó còn phụ thuộc vào đánh giá chủ quan, trình độ

kỹ thuật, kinh nghiệm của ngƣời trực tiếp thực hiện chuyển phôi. Kỹ thuật có thể dễ hoặc khó với ngƣời này nhƣng ngƣợc lại với ngƣời khác.

Tuy nhiên, độ sạch của catheter sau chuyển phôi ảnh hƣởng có ý nghĩa thống kê đến kết quả có thai. Tỷ lệ có thai trong nhóm chuyển phôi có catheter sạch hoàn toàn là 56,5% cao hơn tỷ lệ có thai trong nhóm chuyển phôi có catheter không sạch là 10%, (p = 0,013, OR = 0,09, 0 < OR < 0,09). Có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hƣởng của độ sạch catheter đối với tỷ lệ có thai, hầu hết đều kết luận nếu chuyển phôi catheter không sạch sẽ làm giảm tỷ lệ có thai. Kỹ thuật chuyển phôi cũng liên quan đến độ sạch của catheter [127]. Đặt phôi ở giữa tử cung, cách đáy tử cung khoảng 1.5 - 2 cm, khi đƣa catheter vào không chạm đáy tử cung sẽ cho kết quả tốt hơn nhóm không thực hiện kỹ thuật này. Trong những chu kỳ chuyển phôi catheter có nhầy, có máu sau chuyển phôi sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng, gia tăng sản xuất các chất gây viêm (các Prostaglandin), tăng kích thích co bóp tử cung, đó có thể là lý do làm giảm tỷ lệ có thai [127].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn hMG và phác đồ ngắnrFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 101)