Bàn luận về kết quả KTBT – TTTON của hai phác đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn hMG và phác đồ ngắnrFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 87)

4.2.4.1.Bàn luận về chất lượng noãn giữa hai phác đồ

Phƣơng pháp thụ tinh sử dụng trong nghiên cứu là ICSI, phƣơng pháp này chỉ thực hiện đƣợc trên noãn trƣởng thành (noãn MII). Do đó việc thu đƣợc noãn trƣởng thành là mục đích cuối cùng của kích thích buồng trứng. Nghiên cứu này cho thấy số noãn trƣởng thành trung bình cho cả 3 loại tốt, trung bình và xấu ở nhóm hMG là tƣơng ứng là 2,5; 1,9; 1,3 xu hƣớng cao hơn so với nhóm rFSH là 1,5; 1,7; 1,2 (Biểu đồ 4.4). Tuy nhiên, sự khác biệt

không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 (Bảng 3.12). Việc thu đƣợc nhiều noãn trƣởng thành hơn ở nhóm hMG giúp tăng số phôi thu đƣợc, tăng số phôi đông và tăng cơ hội thành công của một chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm.

Số noãn

Biểu đồ 4.4. Đánh giá chất lượng noãn của hai phác đồ 4.2.4.2. Bàn luận về phương pháp thụ tinh

Có hai phƣơng pháp thụ tinh hiện nay đang đƣợc áp dụng trên thế giới và tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ƣơng là phƣơng pháp IVF (cấy tinh trùng và noãn trong ống nghiệm) và phƣơng pháp ICSI (tiêm 1 tinh trùng vào bào tƣơng của 1 noãn). Chi phí cho kỹ thuật thụ tinh ICSI cũng cao hơn và đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn so với kỹ thuật IVF.

Kỹ thuật ICSI thành công lần đầu tiên trên ngƣời năm 1992 (Palermo). Từ khi ra đời, ICSI đã mang lại niềm hy vọng và cơ hội lớn lao cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Chỉ định ban đầu của ICSI là vô sinh nam do tinh trùng bất thƣờng nặng, sau đó chỉ định đƣợc mở rộng thêm cho nguyên nhân tinh trùng yếu nhẹ và các nguyên nhân vô sinh không do nam giới (vô sinh không rõ nguyên nhân, bất thƣờng thụ tinh, thất bại khi làm IVF nhiều lần…) [114].

Các nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự khác biệt nào về chất lƣợng phôi cũng nhƣ tỷ lệ có thai sau chuyển phôi giữa những chu kỳ hỗ trợ sinh sản thực hiện ICSI và không ICSI. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Bình không cho thấy mối liên quan giữa hình thái của tinh trùng với tỷ lệ trứng thụ tinh [115]. Tuy nhiên, vẫn còn đó những lo ngại về sự bất thƣờng nhiễm sắc thể thai nhi. Tinh trùng đƣợc chọn lọc chƣa hẳn là tinh trùng tốt nhất, có tính di truyền ƣu việt nhất. Do đó, khảo sát về sự an toàn của kỹ thuật ICSI đã đƣợc thực hiện. Có những khảo sát lớn thực hiện trên hàng ngàn trẻ, hầu hết đều cho thấy đây là một kỹ thuật tƣơng đối an toàn, không làm tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh. Các nghiên cứu gần đây đều cho thấy các bé sinh ra từ kỹ thuật ICSI phát triển bình thƣờng [33].

Mặc dù còn nhiều tranh cãi về ảnh hƣởng của ICSI nhƣng xu hƣớng trên thế giới kỹ thuật ICSI ngày càng phát triển. Anderson (2009) cho biết kỹ thuật ICSI chiếm 70% các chu kỳ hỗ trợ sinh sản trên toàn thế giới, 1 số trung tâm tiến hành làm ICSI 100% nhằm giảm nguy cơ không thụ tinh hoặc thụ tinh bất thƣờng. Và nếu có chỉ định làm PGD thì bắt buộc phải làm ICSI để tránh khả năng lây nhiễm AND từ các tế bào quanh noãn hay từ tinh trùng bám quanh màng trong suốt [116].

Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa tỷ lệ thụ tinh thấp với số noãn thu đƣợc sau chọc hút trứng khi làm IVF (Oheninger, 2001; The ESHRE Capri Workshop Group, 2007). Với nhóm buồng trứng đáp ứng kém thƣờng thu đƣợc ít noãn và có thể có noãn bất thƣờng, do đó kỹ thuật ICSI đƣợc chỉ định làm thƣờng quy cho nhóm bệnh nhân này để hạn chế tối đa tỷ lệ huỷ chu kỳ do noãn không thụ tinh hoặc không có phôi chuyển. Trong nghiên cứu này 100% bệnh nhân đƣợc thực hiện kỹ thuật thụ tinh ICSI [117].

Số noãn thụ tinh và tỷ lệ thụ tinh là kết quả tổng hợp của chất lƣợng noãn, chất lƣợng tinh trùng và phƣơng pháp thụ tinh. Số noãn thụ tinh và tỷ lệ thụ tinh trung bình của nghiên cứu có xu hƣớng cao hơn ở nhóm hMG so với nhóm rFSH, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 (Bảng 3.14). Nghiên cứu của Safdarian thực hiện ICSI 100% cho tỷ lệ thụ tinh của nhóm hMG là 97,7% tƣơng đƣơng với nhóm rFSH là 98,9%, cao hơn nghiên cứu của chúng tôi (79,4% và 67,6%) [110]. Vì chất lƣợng tinh trùng và phƣơng pháp thụ tinh là nhƣ nhau nên tỷ lệ thụ tinh sẽ phụ thuộc vào chất lƣợng noãn. Nhóm có tiền sử đáp ứng kém và nguy cơ đáp ứng kém thƣờng có số lƣợng và chất lƣợng noãn kém hơn so với nhóm có đáp ứng bình thƣờng, điều này lý giải tỷ lệ thụ tinh của nhóm nghiên cứu thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Tuy nhiên, số noãn thu đƣợc sau chọc hút của nhóm hMG cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm rFSH (bảng 3.8) nên có thể lý giải tỷ lệ thụ tinh có xu hƣớng cao hơn ở nhóm hMG so với nhóm rFSH (bảng 3.14).

4.2.4.4. Bàn luận về số phôi và chất lượng phôi của hai phác đồ

Bảng 3.8 cho thấy số phôi trung bình thu đƣợc của nhóm hMG và nhóm rFSH tƣơng ứng là 4,2 ± 2,3 và 3,6 ± 2,0, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Kết quả của nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Minh Ngọc (6,7± 3,9) [48] và của Nguyễn Xuân Huy (6,6 ± 3,1) [118] do đối tƣợng nghiên cứu khác nhau.

Với số phôi trung bình thấp dƣới 5 phôi thƣờng chỉ đủ để chuyển phôi tƣơi, không có phôi trữ. Tuy nhiên, điều khác biệt giữa hai nhóm là chất lƣợng phôi. Biểu đồ 3.5 cho thấy số phôi độ 3 ở nhóm hMG cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm rFSH với p<0,05 (3,1 ± 1,9 so với 2,6 ± 1,6) và cũng cao hơn so với phối độ 2 và độ 1. Số phôi độ 3 là phôi có chất lƣợng tốt nhất, bao gồm các phôi bào đồng đều và không có mảnh vỡ. Điều này sẽ rất

có ý nghĩa để giảm số phôi chuyển, tăng cơ hội có phôi đông, đảm bảo tỷ lệ thành công của chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm và giảm tỷ lệ đa thai.

Số phôi

Biểu đồ 4.5. Chất lượng phôi của hai nhóm 4.2.4.5. Bàn luận về số phôi chuyển của hai phác đồ

Số lƣợng phôi chuyển là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ có thai. Theo Hassan N Sallam (2004), sự thành công trong một chu kỳ điều trị tỷ lệ thuận với số lƣợng phôi chuyển vào buồng tử cung. Tỷ lệ có thai là 13% trong nhóm chuyển ≤ 3 phôi, 23% trong nhóm chuyển 4 phôi, 27% trong nhóm chuyển 5 - 6 phôi và 33% trong nhóm chuyển ≥ 7 phôi [119]. Tuy nhiên, chuyển bao nhiêu phôi trong một chu kỳ là hợp lý, thực ra đó là một vấn đề chƣa có sự thống nhất giữa các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: tuổi của bệnh nhân, chất lƣợng niêm mạc tử cung, số lƣợng và chất lƣợng phôi, trình độ kỹ thuật, tôn giáo, pháp luật cho phép của từng quốc gia.

Số phôi chuyển tối ƣu là làm tăng tỷ lệ có thai và giảm tỷ lệ đa thai vì đa thai trong thụ tinh trong ống nghiệm sẽ gây ra những biến chứng nhƣ tăng tỷ lệ quá kích buồng trứng ở những ngƣời có nguy cơ, tăng khả năng sẩy

thai, đẻ non, tiền sản giật ...Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sinh sản Hoa Kỳ, nếu tuổi dƣới 35, số phôi nên chuyển ≤ 3 phôi. Nếu tuổi từ 35-40 thì số phôi nên chuyển ≤ 4 phôi. Nếu tuổi trên 40 thì số phôi nên chuyển ≤ 5 phôi. Nếu chất lƣợng phôi tốt thì giảm số phôi chuyển để tránh đa thai [120].

Ở Việt Nam, chƣa có quy định về hạn chế số lƣợng phôi chuyển trong mỗi chu kỳ. Tại trung tâm Hỗ trợ sinh sản - Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ƣơng, số lƣợng phôi chuyển trong một chu kỳ điều trị thƣờng là 4 phôi. Những bệnh nhân lớn tuổi, đã từng thất bại với những lần làm thụ tinh trong ống nghiệm trƣớc đó thƣờng đƣợc chuyển nhiều phôi hơn [10],[16],[109]. Tuy nhiên, với những tiến bộ về các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay, cùng với sự phát triển trong việc nuôi cấy phôi và tỷ lệ có thai cao có thể cho phép giảm số lƣợng phôi chuyển trong mỗi chu kỳ.

Bảng 3.16 và biểu đồ 4.6 cho thấy tỷ lệ chuyển 3 phôi vào buồng tử cung chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả hai nhóm, 46,2% ở nhóm hMG và 37,1% ở nhóm rFSH, số phôi chuyển trung bình của 2 nhóm tƣơng ứng là 2,5 ± 1,2 và 2,7 ± 1,2, tuy nhiên,, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Số phôi chuyển trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Vƣơng Thị Ngọc Lan (3,4 ± 1,4) và tƣơng đƣơng so với nghiên cứu của Dal Prato với số phôi chuyển ở nhóm hMG là 2,2 ± 0,6 và ở nhóm rFSH là 2,2 ± 0,5 [6], [121].

Sở dĩ có sự khác biệt này là do số phôi độ 3 của nhóm hMG cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm rFSH (p<0,05) (bảng 3.15) và cũng lý giải cho việc số phôi chuyển trung bình của nhóm hMG thấp hơn so với nhóm rFSH. Nhóm đáp ứng kém số noãn thu đƣợc thƣờng thấp, việc có nhiều phôi độ 3 để giảm đƣợc số phôi chuyển sẽ làm tăng cơ hội có phôi đông, tăng tỷ lệ có thai cộng dồn cho một chu kỳ thụ tinh ống nghiệm.

Số phôi chuyển

Biểu đồ 4.6. Đánh giá về số phôi chuyển

4.2.4.6. Bàn luận về số phôi đông và tỷ lệ chu kỳ có phôi đông của hai phác đồ

Bảng 3.8 cho thấy số phôi đông trung bình của nhóm hMG là 2,5 ± 1,2 và của nhóm rFSH là 1,6 ± 1,3. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, với p = 0,03 (p<0,05). Kết quả này cao hơn so vơi nghiên cứu của Vƣơng Thị Ngọc Lan khi nghiên cứu bổ sung rLH trên nhóm buồng trứng đáp ứng kém (1,8 ± 1,0 và 1,1 ± 0,8) [6]. Nhóm hMG có 41 trƣờng hợp đông phôi, nhóm rFSH có 28 trƣờng hợp đông phôi. Tỷ lệ đông phôi của nhóm hMG là 39,4% và của nhóm rFSH là 26,7%. Sự khác biệt về tỷ lệ đông phôi giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p = 0,05 (p<0,05).

Việc tăng số phôi đông và tăng tỷ lệ chu kỳ có phôi đông giúp tăng tỷ lệ thai cộng dồn của một chu kỳ kích thích buồng trứng- thụ tinh trong ống nghiệm. Đây lợi ích kinh té của nhóm hMG so với nhóm rFSH mà nghiên cứu ghi nhận đƣợc, giảm chi phí điều trị cho nhóm đáp ứng kém trong thụ tinh trong ống nghiệm.

Sự làm tổ của phôi là một quá trình trong đó phôi gắn vào niêm mạc tử cung rồi xâm nhập vào lớp niêm mạc, sau đó là thiết lập với tuần hoàn của ngƣời mẹ để hình thành rau thai [35]. Tỷ lệ làm tổ đƣợc tính bằng tỷ số giữa số túi thai và số phôi chuyển vào buồng tử cung. Tỷ lệ làm tổ vừa phản ánh đƣợc chất lƣợng phôi, vừa phản ánh đƣợc chất lƣợng của niêm mạc tử cung để tiếp nhận sự phát triển của phôi.

Tỷ lệ làm tổ của nhóm hMG là 23,2 cao hơn so với nhóm rFSH là 16,% với p>0,05 (Bảng 3.9). Tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hợi (2011) là 41,3% và 39,9% khi so sánh giữa hai phác đồ [111]. Điều này đƣợc lý giải do đối tƣợng nghiên cứu khác nhau.

Nhƣ vậy, qua nghiên cứu về biến đổi nồng độ nội tiết trong quá trình kích thích buồng trứng, chất lƣợng noãn, độ dày và hình ảnh niêm mạc tử cung, tỷ lệ làm tổ cho thấy hiệu quả khi sử dụng LH có trong hMG trong kích thích buồng trứng với nhóm có nguy cơ đáp ứng kém. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.4.8. Bàn luận về kết quả thai nghén của hai phác đồ

Bảng 4.1. So sánh kết quả thai nghén của nghiên cứu so với một số nghiên cứu trƣớc Tác giả Nhóm nghiên cứu Thai sinh hoá Chửa ngoài tử cung Sẩy thai & thai lƣu

Thai lâm sàng Popovic (2003) [123] 5,5% 0,7% N.X.Huy (2004) [118] 2,5% 7,7% & 3,1% 34,8 V.T.N.Lan (2007) [6] Bổ sung rLH 2,9% 1% 28,4

N.X.Hợi (2011) [111] Đơn liều Đa liều 2,1 1,4 0,7 1,4 4,8 2,1 42,8 28,6 Đ.L.Hƣơng (2014) hMG rFSH 2,9 3,8 0,9 1,9 3,8 2,9 22,1 17,1

 Thai sinh hóa: Thai sinh hoá là các trƣờng hợp thử βhCG ≥ 25IU/L

sau chuyển phôi 14 ngày nhƣng sau đó siêu âm không có túi ối trong buồng tử cung và nồng độ βhCG giảm dần. Bảng 3.17 cho thấy tỷ lệ thai sinh hoá nhóm hMG là 2,9% và rFSH là 3,8%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. So sánh với các nghiên cứu trƣớc của các tác giả khác cho thấy kết quả của nghiên cứu này cũng tƣơng đƣơng và không thấy khác biệt giữa các phác đồ trên các đối tƣợng nghiên cứu (Bảng 4.1).

Chửa ngoài tử cung: Khác với thai sinh hoá, thai chửa ngoài tử

cung có hàm lƣợng βhCG tăng cao tới vài nghìn đơn vị, siêu âm sau chuyển phôi 4-5 tuần không thấy có túi thai trong buồng tử cung. Bảng 3.17 cho kết quả tỷ lệ thai chửa ngoài tử cung giữa hai nhóm tƣơng ứng là 0,9% và 1,9%, tƣơng đƣơng với các tác giả khác.

 Sẩy thai và thai lƣu: Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Huy tỷ lệ sẩy thai nói chung của thụ tinh trong ống nghiệm là 7,7%, thai lƣu là 3,1% [118]. Tỷ lệ sẩy thai và thai lƣu trong hỗ trợ sinh sản cũng phụ thuộc vào phác đồ thụ tinh trong ống nghiệm và phác đồ hỗ trợ pha hoàng thể. Kết quả của nghiên cứu này có tỷ lệ sẩy thai và thai lƣu xu hƣớng thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Nhƣ vậy, sự hỗ trợ hoàng thể tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ƣơng là hợp lý và có hiệu quả.

 Thai lâm sàng: Bảng 3.18 cho thấy nghiên cứu có 220 chu kỳ kích

thích buồng trứng và có 220 chu kỳ hút noãn. Do vậy, tỷ lệ có thai /chu kỳ cũng chính là tỷ lệ có thai/số chọc hút noãn. Tỷ lệ thai lâm sàng của nhóm hMG và nhóm rFSH tƣơng ứng là 16,4% và 13,6% với p>0,05. Nghiên cứu có 6 trƣờng hợp ở nhóm hMG và 5 trƣờng hợp ở nhóm rFSH không có phôi chuyển. Nhƣ vậy, tỷ lệ thai lâm sàng/chuyển phôi của nhóm hMG có xu hƣớng cao hơn so với nhóm rFSH (22,1% và 17,1%) với p>0,05 (Bảng 3.19). So sánh với các nghiên cứu trƣớc thì kết quả thai lâm sàng của nghiên cứu thấp hơn, có thể do đối tƣợng nghiên cứu khác nhau.

4.2.4.9. Bàn luận về giá trị ứng dụng lâm sàng của hai phác đồ

* Bàn luận về tỷ lệ tăng giảm liều FSH

Trong kích thích buồng trứng, tăng liều FSH khi buồng trứng có nguy cơ đáp ứng kém, giảm liều FSH khi bệnh nhân có nguy cơ có hội chứng quá kích buồng trứng để đảm bảo quyền lợi và an toàn cho bệnh nhân. Chỉ định tăng liều FSH khi có dƣới 5 nang noãn có kích thƣớc ≤ 13 mm trên siêu âm và hàm lƣợng E2 < 300 pg/ml vào ngày 7 FSH. Chỉ định giảm liều FSH khi có > 10 nang noãn ở mỗi bên buồng trứng có kích thƣớc ≥ 14 mm và hàm lƣợng E2 ≥ 2500 pg/ml vào ngày 7 tiêm FSH [35], [41].

Trong cả hai nhóm đều không có trƣờng hợp nào giảm liều.Tỷ lệ tăng liều FSH ở nhóm hMG có xu hƣớng giảm hơn so với nhóm rFSH (2,7% và 6,4%), khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 (bảng 3.20). Tác giả Popovic-Todorovic cũng thực hiện tăng hoặc giảm liều vào ngày 8 tiêm FSH, tỷ lệ tăng liều rFSH là 31% cao hơn so với nghiên cứu này [122]. Điều này cho thấy việc quyết định liều FSH ban đầu cho đối tƣợng nghiên cứu là khá phù hợp.

Nhóm hMG có 3 bệnh nhân tăng liều thêm 2 ngày, mỗi ngày 50IU FSH. Với nhóm rFSH có 3 bệnh nhân tăng liều thêm 3 ngày, 4 bệnh nhân tăng liều thêm 2 ngày, mỗi ngày 50IU FSH. Tỷ lệ bệnh nhân tăng liều FSH, số ngày tăng liều, tổng liều tăng giữa hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Kết quả nghiên cứu cho thấy không cần tăng quá nhiều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn hMG và phác đồ ngắnrFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 87)