Bàn luận về các đặc điểm kích thích buồng trứng của hai phác đồ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn hMG và phác đồ ngắnrFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 78)

Các đặc điểm của chu kỳ kích thích buồng trứng đƣợc đánh giá bao gồm: số ngày tiêm FSH, tổng liều FSH, độ dày niêm mạc tử cung, số nang noãn≥14mm ngày tiêm hCG.

4.2.1.1. Bàn luận về số ngày tiêm FSH

Số ngày kích thích buồng trứng quá dài hoặc quá ngắn đều ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng noãn thu đƣợc [3]. Nghiên cứu của Prapas (2005) tại Bỉ cho kết quả số ngày kích thích buồng trứng của phác đồ antagonist la 9,3 ± 1,5 và của phác đồ dài là 9,6 ± 1,4 [107]. Theo nghiên cứu của Vũ Minh Ngọc (2006), số ngày kích thích buồng trứng chung cho cả 3 phác đồ là từ 8- 10 ngày chiếm 75,9%, số ngày trung bình là 9,9 ± 0,9 [48].

Bảng 3.7 cho thấy số ngày kích thích buồng trứng trung bình của nhóm hMG là 9,4 ± 0,7 và rFSH là 9,1 ± 0,9. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Kết quả của nghiên cứu tƣơng đƣơng với các tác giả trên. Điều này chứng tỏ phác đồ ngắn và liều FSH khởi đầu trong nghiên cứu rất phù hợp với nhóm nguy cơ đáp ứng kém với số ngày kích thích buồng trứng trung bình không quá dài và cũng không quá ngắn.

4.2.1.2.Tổng liều FSH

Liều FSH ban đầu là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hƣởng đến kết quả của kích thích buồng trứng. Liều ban đầu phù hợp sẽ giúp chiêu mộ, phát triển và thu đƣợc noãn có chất lƣợng tốt, tránh nguy cơ quá kích buồng trứng và buồng trứng đáp ứng kém. Quyết định liều ban đầu dựa vào tuổi, các

xét nghiệm đánh giá dự trữ buồng trứng, tiền sử đáp ứng của buồng trứng chu kỳ trƣớc đó [1], [8], [10]. Đối tƣợng của nghiên cứu này là nhóm có tiền sử hoặc có nguy cơ đáp ứng kém nên liều khởi điểm sẽ là 300IU FSH/ngày.

Tổng liều FSH là yếu tố kết hợp giữa liều FSH ban đầu, số ngày kích thích buồng trứng và sự điều chỉnh liều trong quá trình theo dõi nang noãn. Tổng liều không những ảnh hƣởng đến kết quả mà còn đánh giá chi phí điều trị cho một chu kỳ kích thích buồng trứng. Tổng liều càng cao thì chi phí điều trị càng lớn và ngƣợc lại. Nhƣ vậy liều FSH phù hợp và tổng liều thấp sẽ giúp thu đƣợc số noãn cần thiết có chất lƣợng tốt để tăng tỷ lệ có thai với chi phí điều trị thấp nhất. Bảng 3.7 cho thấy tổng liều FSH nhóm hMG thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm rFSH với p > 0,05. Trên thị trƣờng giá của hMG rẻ hơn so với rFSH cùng đơn vị, ngoài ra tổng liều FSH lại thấp nên phác đồ sử dụng hMG sẽ đạt hiệu quả kinh tế hơn so với nhóm rFSH.

4.2.1.3. Bàn luận về số nang có kích thước ≥ 14 mm ngày tiêm hCG

Trong quá trình kích thích buồng trứng, việc theo dõi sự phát triển nang noãn trên siêu âm là rất cần thiết, giúp đánh giá và tiên lƣợng đáp ứng của buồng trứng. Các nghiên cứu cho thấy những nang có kích thƣớc ≥ 14mm sẽ có khả năng cho noãn trƣởng thành cao. Bảng 3.7 cho thấy: số lƣợng nang có kích thƣớc ≥ 14 mm trung bình vào ngày tiêm hCG ở nhóm hMG là 6,1 ± 2,4 cao hơn so với nhóm rFSH là 5,5 ± 2,2, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Số nang kích thƣớc ≥ 14 mm ngày tiêm hCG trong nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Minh Ngọc (9,3 ± 4,9) và Vƣơng Thị Ngọc Lan (9,4 ± 5,4) [6], [48]. Sỡ dĩ có sự khác biệt này là do sự đối tƣợng nghiên cứu khác nhau.

Niêm mạc tử cung là nơi phôi làm tổ và phát triển. Sự chấp nhận của niêm mạc tử cung với phôi chuyển phụ thuộc chủ yếu vào chất lƣợng của niêm mạc tử cung. Nghiên cứu của Noyes (1995) chỉ ra rằng tỷ lệ thai lâm sàng và tỷ lệ sinh sống ở nhóm niêm mạc tử cung < 8mm thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm niêm mạc tử cung ≥ 9mm [108].

Khi sử dụng LH có trong hMG để kích thích buồng trứng, các nhà lâm sàng luôn đặt ra câu hỏi liệu LH có làm ảnh hƣởng đến niêm mạc tử cung hay không? Chất lƣợng niêm mạc tử cung thể hiện bằng độ dày và hình dạng niêm mạc tử cung. Bảng 3.7 cho thấy độ dày niêm mạc trung bình ngày tiêm hCG của nhóm hMG là 10,8 ± 2,2, của nhóm rFSH là 11,5 ± 2,3. Độ dày niêm mạc tử cung của hai nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Kết quả về độ dày niêm mạc cũng tƣơng đƣơng kết quả của Vũ Minh Ngọc (10,7 ± 1,8) và của Vƣơng Thị Ngọc Lan (10,9 ± 2,2) [48], [41].

Hình dạng niêm mạc tử cung ba lá ngày tiêm hCG là hình dạng thuận lợi nhất để phôi làm tổ và phát triển và cũng là điều mà các bác sỹ lâm sàng mong muốn đạt đƣợc trong kích thích buồng trứng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Phƣơng (2006) cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng (46,4%) và tỷ lệ có thai sinh sống (38,7%) ở nhóm niêm mạc tử cung ba lá cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có niêm mạc tử cung hình dạng khác (11,9% và 6,6%) với p=0,000 [109]. Nghiên cứu của Safdarian (2005) tỷ lệ thai lâm sàng ở nhóm niêm mạc tử cung hình dạng ba lá (50%) cao hơn so với nhóm có hình dạng niêm mạc tử cung khác với p<0,05 [110].

Hình dạng niêm mạc tử cung ở nhóm hMG có xu hƣớng cao hơn so với nhóm rFSH (76,4% và 57,3%), tuy nhiên,, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 (Bảng 3.7). Kết quả của nghiên cứu đã phần nào giải đáp đƣợc lo lắng về ảnh hƣởng của LH trong kích thích buồng trứng với nhóm có

nguy cơ đáp ứng kém, cung cấp thêm thông tin cho các nhà lâm sàng khi sử dụng hMG trong kích thích buồng trứng với nhóm bệnh nhân này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn hMG và phác đồ ngắnrFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 78)