Bàn luận về sự thay đổi của các hormon trong quá trình kích thích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn hMG và phác đồ ngắnrFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 83)

buồng trứng của hai phác đồ

4.2.3.1. Bàn luận về sự thay đổi hàm lượng E2

Xét nghiệm đánh giá nồng độ E2 trong máu là xét nghiệm thƣờng quy và rất cần thiết trong quá trình theo dõi sự phát triển của nang noãn khi kích thích buồng trứng, có giá trị trong việc đánh giá tốc độ phát triển nang noãn và sự trƣởng thành của noãn.

E2 cơ bản tăng có thể tiên lƣợng buồng trứng đáp ứng kém. Ngay cả khi FSH còn trong giới hạn bình thƣờng, nếu E2 vƣợt quá 75 hoặc 80 pg/ml khả năng có thai giảm rõ rệt [67], [68]. Dự trữ buồng trứng đƣợc coi là giảm khi nồng độ E2 cơ bản >75pg/ml . Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến

(2011) trên nhóm kích thích buồng trứng - thụ tinh trong ống nghiệm có kết quả buồng trứng đáp ứng kém cho thấy nồng độ E2 cơ bản trung bình của bệnh nhân là 64,2 ± 4,7 pg/ml [49].

E2 (pg/ml)

Biểu đồ 4.1. Sự thay đổi nồng độ E2

Biểu đồ 4.1 cho thấy nồng độ E2 cơ bản tƣơng đƣơng giữa hai nhóm sau đó tăng lên trong quá trình kích thích buồng trứng. Nồng độ E2 ngày 7 tiêm FSH tăng nhanh, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm,với p<0,05. Tuy nhiên, ở ngày tiêm hCG nồng độ E2 của hai nhóm hMG và rFSH tƣơng đƣơng là 2855,3 ± 1561,4 và 2708,4 ± 1490,3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 (Bảng 3.10). Kết quả của nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu của Daya S (2002) nồng độ E2 ngày hCG của nhóm hMG và nhóm rFSH là 1748 ± 895 và 1515 ± 965 [113]. Đây là một kết quả rất khả quan của nghiên cứu vì nồng độ E2 sẽ tƣơng ứng với số noãn và chất lƣợng noãn. Kết quả này sẽ xin đƣợc bàn luận thêm ở phần các yếu tố liên quan.

Sự phát triển bình thƣờng của nang noãn cần sự hiện diện liên tục với nồng độ cân bằng của cả 2 loại nội tiết FSH và LH. Trong kích thích buồng trứng đặc biệt với nhóm đáp ứng kém việc bổ sung LH là rất cần thiết để tối ƣu hoá sự đáp ứng của buồng trứng [6]. LH làm buồng trứng tăng nhạy cảm với FSH; trƣởng thành nang noãn; phóng noãn; gia tăng khả năng hoàng thể hoá của nang noãn khi tiếp xúc với hCG. Ngoài ra thụ thể LH còn đƣợc tìm thấy trên niêm mạc tử cung, do đó có khả năng LH có vai trò trong quá trình làm tổ của phôi [9], [11], [15].

Theo nghiên cứu của Vƣơng Thị Ngọc Lan (2007) tại bệnh viện Từ Dũ trên 65 bệnh nhân có buồng trứng buồng trứng đáp ứng kém bằng phác đồ dài đƣợc bổ sung 75IU rLH cho thấy tỷ lệ thai lâm sàng cao hơn có ý nghĩa thống kê giữa nhóm bổ sung rLH và nhóm không bổ sung rLH tƣơng ứng là 28,4% và 9,2% [6].

LH (IU/L)

Sử dụng LH có trong hMG khiến các nhà lâm sàng luôn lo lắng việc khó kiểm soát đỉnh LH và hiện tƣợng hoàng thể hoá sớm. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy, nồng độ LH của cả hai nhóm giảm nhanh và rõ rệt sau khi sử dụng GnRH agoinist, tiếp tục xu hƣớng giảm đến ngày 7 tiêm FSH và duy trì tới ngày tiêm hCG (Biểu đồ 4.2). Nồng độ LH cơ bản cao hơn ở nhóm hMG (6,3 ± 0,6) so với nhóm rFSH (4,9 ± 2,2), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05. Vào ngày tiêm hCG, nồng độ LH của hai nhóm tƣơng đƣơng nhau (Bảng 3.11).

LH cao vào ngày đầu kích thích buồng trứng có tác dụng giúp buồng trứng tăng nhạy cảm với FSH, tăng khả năng chiêu mộ nang noãn, tăng số noãn. Điều này lý giải kết quả của nghiên cứu có tăng số noãn thu đƣợc ở nhóm hMG so với nhóm rFSH (Bảng 3.8). LH thấp vào ngày 7 tiêm FSH và ngày hCG đã chứng tỏ đƣợc vai trò ức chế LH của GnRH agonist. Kết quả này của nghiên cứu làm củng cố thêm niềm tin cho các nhà lâm sàng khi sử dụng hMG trong kich thích buồng trứng.

4.2.3.3. Bàn luận về sự thay đổi nồng độ P4

Đánh giá diễn biến sự thay đổi nồng độ P4 cho thấy: P4 tăng dần từ ngày 2 chu kỳ đến ngày 7 tiêm FSH và ngày tiêm hCG (Biều đồ 4.3). Tuy nhiên, nồng độ P4 vào ngày tiêm hCG giữa hai nhóm hMG và rFSH tƣơng ứng là 1,4 ± 0,7 và 1,3 ± 0,4. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, với p>0,05 (Bảng 3.12). Điều này chứng minh đƣợc việc sử dụng LH có trong hMG cùng với GnRH agonist không làm tăng nồng độ P4 huyết thanh ngày tiêm hCG.

Biểu đồ 4.3. Đánh giá sự thay đổi nồng độ P4

Kết quả nghiên cứu của Daya S (2002) so sánh hMG và rFSH trong kích thích buồng trứng cho thấy nồng độ P4 ngày tiêm hCG cũng tƣơng đƣơng giữa hai nhóm [113].

Tóm lại, phân tích sự thay đổi nồng độ E2, LH, và P4 đã chứng minh đƣợc phác đồ ngắn kết hợp với hMG và rFSH không làm tăng đỉnh LH trong quá trình kích thích buồng trứng. Kết quả này góp thêm bằng chứng và kinh nghiệm về việc sử dụng hMG trong phác đồ kích thích buồng trứng trong thụ tinh trong ống nghiệm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của phác đồ ngắn hMG và phác đồ ngắnrFSH để xử trí buồng trứng đáp ứng kém trong thụ tinh ống nghiệm (Trang 83)