Hiệu trưởng phải căn cứ vào kế hoạch tuyển sinh, môi trường thực tế, căn cứ vào đội ngũ để lựa chọn đội ngũ giáo viên làm hoạt động chủ nhiệm lớp phù hợp với điều kiện của trường sao cho có hiệu quả nhất. Việc lựa chọn giáo viên làm chủ nhiệm lớp thường dựa vào các tiêu chí sau:
- Có năng lực chuyên môn vững vàng. - Có nhiệt tình công tác.
- Nhanh nhẹn, hoạt bát, biết cách tổ chức.
Thường thông qua phỏng vấn, trao đổi để hiểu thêm về đội ngũ.
Xây dựng thành kế hoạch chọn đội ngũ GVCN lớp phải đạt được mục tiêu đặt ra.
- Ra quyết định.
- Thu thập thông tin phản hồi. - Kiểm tra điều chỉnh.
32
Bên cạnh đó, bồi dưỡng cho giáo viên để nâng cao trình độ về kiến thức và kĩ năng làm hoạt động chủ nhiệm lớp, trên cơ sở đó phát triển năng lực sư phạm của giáo viên trong hoạt động chủ nhiệm, giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Công tác bồi dưỡng ở đây là giúp giáo viên hình thành các kĩ năng sư phạm giải quyết công việc, giúp giáo viên nâng cao nhận thức về hoạt động chủ nhiệm, thấy rõ được vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của người GVCN; nắm được rõ các công việc phải làm, nên làm và cần làm của người GVCN.
Chủ thể quản lý là lãnh đạo nhà trường - Ban giám hiệu - có nhiệm vụ đề xuất các biện pháp quản lý nhằm bồi dưỡng nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp và chất lượng của hoạt động chủ nhiệm lớp nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
Quản lý bồi dưỡng hoạt động chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên là một phần việc rất quan trọng trong hoạt động quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp. Cụ thể là cán bộ quản lý của nhà trường thực hiện việc quản lý theo chu trình:
Một là, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng hoạt động chủ nhiệm lớp
- Đánh giá, phân loại đội ngũ GVCN lớp: về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, về năng lực công tác, về phẩm chất đạo đức;
- Xác định mục tiêu cần đạt: Nâng cao năng lực của đội ngũ GVCN lớp; - Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch bồi dưỡng hoạt động chủ nhiệm lớp;
- Xác định các nguồn lực đảm bảo cho việc triển khai tốt công tác bồi dưỡng.
Hai là, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp
- Xây dựng cơ cấu tổ chức: Phân công cụ thể các thành viên Ban giám hiệu phụ trách từng mảng công việc. Thành lập tổ chủ nhiệm, chỉ định tổ trưởng tổ chủ nhiệm, các nhóm trưởng chủ nhiệm của các khối lớp.
- Xác lập mối quan hệ và cơ chế hoạt động: Xây dựng cơ chế phối kết hợp, hoạt động giữa BGH, tổ chủ nhiệm, các GVCN, Đoàn thanh niên,...
33
Ba là, chỉ đạo việc thực hiện bồi dưỡng hoạt động chủ nhiệm lớp
- Thực hiện quyền chỉ huy, giao việc và hướng dẫn triển khai công tác bồi dưỡng;
- Đôn đốc, động viên, khích lệ đội ngũ GVCN lớp tích cực tham gia bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Giám sát, đảm bảo công tác bồi dưỡng có hiệu quả, chất lượng.
Bốn là, tổ chức kiểm tra, đánh giá việc bồi dưỡng hoạt động chủ nhiệm lớp
- Xem xét việc triển khai các hoạt động bồi dưỡng đã đúng với kế hoạch đã đề ra hay chưa, có đi đúng hướng và đạt được mục tiêu hay không?
- Đánh giá, rút kinh nghiệm công tác bồi dưỡng.