Lịch sử nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 60)

Trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, tiền thân là trường phổ thông cấp 2 - 3 Điện Biên Phủ được thành lập năm 1962. Từ đó đến nay trường đã qua 6 lần đổi tên: Trường phổ thông cấp 2 - 3 Điện Biên Phủ; Trường phổ thông cấp 3 huyện Điện Biên; Trường phổ thông Trung học huyện Điện Biên; Trường phổ thông Trung học số 1 Điện Biên; Trường phổ thông trung học Chuyên ban thị xã Điện Biên Phủ; Trường THPT Thị xã Điện Biên Phủ và nay là Trường THPT thành phố Điện Biên Phủ.

Giai đoạn 1962 - 1975, trường mang tên Trường phổ thông cấp 2-3 Điện Biên Phủ.

Tháng 8/1965 trường sơ tán về bãi đất hoang bên bờ sông Nậm Rốm (nay là khu vực gần bản Noong Ứng, xã Thanh An, huyện Điện Biên). Chưa kịp khai giảng năm học mới thì do máy bay Mỹ ném bom lần 2 xuống Điện Biên nên trường lại phải tiếp tục sơ tán vào sâu trong rừng thuộc dãy núi phía Đông Mường Thanh (nay là khu vực bản Pú Tỉu xã Thanh Xương, huyện Điện Biên) và phải phân tán thành 2 nơi (cách nhau khoảng 4km): Bộ phận cấp 3 đặt dưới cánh rừng “Huổi Coco” (theo cách gọi của người dân địa phương, nay là vị trí đập ngăn để làm hồ Bo Hoóng) cách bản Bánh, xã Thanh Xương khoảng 1km về phía đông. Bộ phận cấp 2 đặt tại một thung lũng mà dân địa phương gọi là Púng Hồ (cách bản Pú Tỉu, xã Thanh Xương khoảng 1 km về phía đông). Sau ngày

53

10.4.1967 (ngày giặc Mỹ ném bom vào Púng Hồ), bộ phận cấp 2 tiếp tục sơ tán sang cánh rừng gần địa điểm của cấp 3 (Huổi Coco).

Đến tháng 9 năm 1972 trường chuyển về thị trấn (khu vực Bảo tàng và trường THCS Mường Thanh hiện nay).

Tháng 12 năm 1972, Mỹ tăng cường ném bom bắn phá Miền Bắc, trường lại phải sơ tán một lần nữa về 3 địa điểm: Khu vườn cà phê thuộc phường Thanh Trường hiện nay; Sau đồi Cháy (nay là tổ dân phố 20, phường Mường Thanh); Sau đồi A1 (nay là trường Mầm non Hoa Hồng).

Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, trường trở về khu thị trấn cũ (khu vực Bảo tàng và trường THCS Mường Thanh bây giờ).

Trong giai đoạn này, thầy Nguyễn Mai Phương là hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường. Hai thầy hiệu phó là thầy Cầm Kim và thầy Phạm Tế Xuyên.

Những năm chiến tranh các thầy cô giáo và học sinh đã vượt lên mọi hiểm nguy, gian khổ để giảng dạy và học tập. Ngày 10 tháng 4 năm 1967, giặc Mỹ rải bom xuống khu vực đóng quân của bộ phận cấp 2 ở Púng Họ.

Năm học 1971-1972 và 1972-1973, nhà trường vinh dự được UBND tỉnh Lai Châu tặng cờ thi đua xuất sắc trong "Phong trào học tập và làm theo Trường Bắc Lý".

Năm học 1976-1977 nhà trường vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Ba - phần thưởng cao quí thể hiện sự đánh giá cao của Đảng và Chính phủ về những nỗ lực phấn đấu của thầy trò nhà trường trong cả một chặng đường đầy gian khổ hy sinh.

Cho đến năm học 1978-1979, trường chính thức chuyển về địa điểm hiện nay - mảnh đất “địa linh” nằm ngay dưới chân đồi A1 lịch sử. Trường được đầu tư xây dựng một toà nhà 2 tầng khang trang, song vẫn còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật chất. Nhưng với tinh thần đoàn kết nhất trí cao, tập thể BGH và giáo viên, học sinh nhà trường đã khắc phục mọi khó khăn bước đầu phấn đấu đạt được nhiều thành tích trong giảng dạy, học tập... Trong bối cảnh chung: nền kinh tế xã hội quá khó khăn, đời sống cán bộ, giáo viên gian khổ, thiếu thốn, song các thầy cô giáo vẫn hết lòng dạy dỗ học sinh. Kết quả là tỉ lệ học sinh thi đỗ tốt nghiệp qua các năm luôn đạt từ 85% - 90%.

54

Nhiều học sinh của trường nay đã trưởng thành - trở thành phó giáo sư, tiến sĩ, trở thành cán bộ quản lý của các ban, ngành ở TW và địa phương. Một số gương mặt điển hình tiêu biểu như: PGS.TS Ngô Xuân Bình, Viện trưởng, trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên; PGS-TS Vũ Ngọc Pi, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên; Anh Lường Văn Cung - Nguyên Chánh thiết kế đường ống dẫn dầu, Tổng Công ty Dầu khí Vũng Tàu; TS Nguyễn Đại Phượng - PV Báo Tiền Phong.

Từ 1981 đến 1984, trường mang tên Trường PTTH huyện Điện Biên và từ 1984 đến 1994 là trường PTTH số 1 Điện Biên

Giai đoạn 1982 – 1992, thầy Lê Hữu Thoại giữ cương vị Hiệu trưởng. Thầy đã cùng với tập thể BGH “chèo lái con thuyền sự nghiệp giáo dục” của nhà trường vượt qua những biến động của xã hội, thiết lập kỉ cương nề nếp, tạo dựng cảnh quan trường học...

Năm 1988, Trường vinh dự được đón Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phạm Minh Hạc đến thăm - đây chính là nguồn động viên cổ vũ lớn lao đối với thầy trò nhà trường.

Từ 1994 - 2000, trường mang tên trường PTTH Chuyên ban thị xã Điện Biên Phủ và từ 2000 - 2002 là trường THPT thị xã Điện Biên Phủ.

Đây là thời kì nhà trường phát triển đi lên cùng đất nước trong thời kì đổi mới. Chỉ tiêu tốt nghiệp luôn giữ vững từ 80% đến 90%. Học sinh đỗ đại học, cao đẳng chiếm tỷ lệ cao: có lớp đạt trên 80% (như các khoá từ 1997 đến 2000). Tỉ lệ học sinh giỏi cấp tỉnh luôn đứng ở vị trí nhất nhì trong tỉnh, các năm đều có từ 3 đến 5 học sinh giỏi quốc gia - được tuyển thẳng vào các Trường đại học, cao đẳng.

Năm 1996, tổng kết 10 năm đổi mới, trường được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen, đó chính là phần thưởng cao quí khích lệ thầy trò nhà trường tiếp tục phấn đấu vươn lên đạt nhiều thành tích cao hơn.

Năm 1998, trường đạt giải nhất các tỉnh miền núi phía Bắc và giải ba toàn quốc cuộc thi “Bảy sắc cầu vồng".

Đến năm 2002, trường đổi tên thành Trường THPT Thị xã Điện Biên Phủ. Liên tục trong các năm học 2000-2001, 2001-2002, Trường vinh dự được đón

55

Thủ tướng Phan Văn Khải, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cùng đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ đến thăm.

Từ 2002 - 2007, đây là giai đoạn ngành giáo dục và đào tạo tiến hành đổi mới toàn diện cả về nội dung và phương pháp dạy học. Nhà trường đã tham gia tích cực và luôn là hạt nhân trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông.

Với quy mô học sinh từ 1700 đến 2000 và quy mô giáo viên trên dưới 100 người, trường THPT thành phố Điện Biên Phủ luôn là trường có quy mô lớn nhất trong khối các trường THPT của tỉnh. Chất lượng giáo dục của nhà trường trong giai đoạn này cũng luôn nằm trong nhóm dẫn đầu của các trường THPT. Trong các năm từ 2002 - 2006, nhà trường có 125 học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh; 16 học sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia; tỷ lệ tốt nghiệp luôn đạt trên 90%. Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh luôn đạt tỷ lệ trên 25%. Năm học 2005 - 2006, trường đạt giải nhất Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh.

Trong 5 năm học gần đây, đội ngũ giáo viên luôn đủ về số lượng, tương đối đồng bộ về cơ cấu, tỷ lệ giáo viên giỏi cao. Hầu hết các giáo viên sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học hiện đại, tích cực đổi mới phương pháp, ứng dụng hợp lý và hiệu quả công nghệ thông tin trong giảng dạy.

Số giáo viên giỏi các cấp luôn được duy trì và nâng cao trong từng năm học. Tỷ lệ giáo viên giỏi cấp tỉnh hiện tại của trường là 34,1%. Và tỷ lệ này là cao nhất trong các đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT.

Năm học 2011 - 2012, trường đã được UBND tỉnh công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi của năm học này đạt 45,7%, vượt 7,7% so với tiêu chí của trường chuẩn quốc gia. Cũng trong năm học này, nhà trường đã đạt giải Nhì Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh; giải Nhì Hội khỏe Phù đổng cấp tỉnh, giải Nhất Hội thi thiết bị dạy học tự làm, giải Ba Hội thi thiết kế bài giảng điện tử e-learning.

Chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi, từng bước phát triển vững chắc. Số lượng giải học sinh giỏi các cấp tăng nhanh qua từng năm học:

56

Bảng 2.1. Chất lượng bồi dưỡng HS giỏi những năm gần đây

Năm học 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011 2011-2012 Số lượng

giải 04 giải

15 (1 giải

quốc gia) 67 giải

97 (1 giải

quốc gia) 143 giải Về thành tích thi đua, nhà trường đã đạt được những thành tích nổi bật sau:

- Năm học 1975-1976: Huân chương Lao động hạng Ba (Theo Lệnh số 21/LCT ngày 28 tháng 2 năm 1976 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa).

- Năm học 2006 - 2007: Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (Quyết định số 55/QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của UBND tỉnh Điện Biên).

- Năm học 2007-2008: Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc (Quyết định số 52/QĐ-UBND ngày 10/8/2008 của UBND tỉnh Điện Biên).

- Năm học 2008-2009: Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh (Quyết định số 99/QĐ-UBND ngày 10/8/2009 của UBND tỉnh Điện Biên).

- Năm học 2009 - 2010:

+ Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của UBND tỉnh (Quyết định số 143/QĐ-UBND ngày 09/8/2010 của UBND tỉnh Điện Biên).

+ Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định số 383/QĐ-TTg ngày 15/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ).

- Năm học 2010 - 2011:

+ Danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc và Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh (Quyết định số 139/QĐ-UBND ngày 10/8/2011 của UBND tỉnh Điện Biên).

+ Cờ thi đua của Chính phủ (Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 07 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ).

- Năm học 2011 - 2012:

+ Danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc (Quyết định số 165/QĐ-UBND ngày 16/8/2012 của UBND Tỉnh)

57

+ Danh hiệu tập thể Lao động xuất sắc (Quyết định số 167/QĐ-UBND ngày 22/7/2013của UBND Tỉnh)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 60)