- Việc phân công GVCN lớp được lãnh đạo nhà trường thực hiện ngay từ đầu năm học, nhưng những năm qua do đội ngũ giáo viên của nhà trường thường xuyên biến động, lượng giáo viên chuyển đi, giáo viên mới về khá đông. Cơ cấu giáo viên giữa các môn học còn mất cân đối lớn, môn thì thiếu, môn thì thừa dẫn đến việc phân công chuyên môn gặp khó khăn, có thầy, cô giảng dạy chưa đủ số giờ tiêu chuẩn (17 giờ/1tuần), có thầy, cô lại phải dạy thừa giờ, GVCN là nữ trẻ trong trường chiếm tỉ lệ khá đông dẫn đến việc sau khi lập gia đình thì làm nghĩa
vụ sinh con, nghỉ phép nhiều do tình trạng sức khỏe thiếu ổn định...
- Việc chỉ đạo GVCN các lớp tìm hiểu học sinh, phân loại học sinh và xây dựng Kế họach hoạt động chủ nhiệm cho từng lớp trong suốt cả năm học đã được lãnh đạo nhà trường thực hiện nhưng trên thực tế việc tìm hiểu học sinh của GVCN lớp còn hạn chế, chưa mang lại hiệu quả, chưa đạt được mục đích đề ra.
- Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ GVCN lớp được lãnh đạo nhà trường quan tâm, nhưng cách triển khai chưa hiệu quả nặng về hình thức, chưa đi vào thực chất. Các cuộc hội thảo được tổ chức nhưng hầu như
không có nhiều ý kiến tâm huyết, mang tính khoa học.
Bên cạnh đó, một số ít giáo viên không muốn làm chủ nhiệm lớp một phần do ngại đối đầu, giáo dục học sinh chưa ngoan và ngại va chạm với phụ huynh học sinh. Công tác quản lý bồi dưỡng đội ngũ GVCN lớp đã được nhà trường quan tâm chú ý, song cũng chưa thật sự hiệu quả, đôi lúc, đôi chỗ còn
81
hình thức, chưa đi vào thực chất. Nhiều nội dung về hoạt động chủ nhiệm lớp khó, đòi hỏi ở người GVCN phải có kiến thức, có kĩ năng, năng lực công tác và sự kiên trì, tình yêu thương, tận tụy, tâm huyết với nghề mới có thể giải quyết được công việc. Tuy nhiên, sự chỉ đạo, bồi dưỡng về năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ của các trường phổ thông của Bộ Giáo dục, Sở giáo dục cũng chưa sát sao, chưa cụ thể, đôi lúc cũng rất lúng túng, không rõ ràng.
82
Kết luận chương 2
Trong chương 2, từ các kết quả khảo sát thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của cán bộ quản lý trường THPT thành phố Điện Biên Phủ cho thấy Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý đã rất coi trọng vai trò của GVCN lớp trong việc quản lý, giáo dục HS. Các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm được thực hiện đã xây dựng, duy trì nền nếp dạy học và giáo dục đạo đức cho HS. Đồng thời, kết quả khảo sát cũng cho thấy trong quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp cũng còn gặp nhiều khó khăn từ phía GV, HS, môi trường xã hội… và còn một số tồn tại cơ bản trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Nhà trường cần phải tăng cường việc bồi dưỡng, phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là về năng lực chủ nhiệm lớp cho đội ngũ giáo viên, nâng tầm của đội ngũ GVCN lớp giúp họ tự tin và đáp ứng tốt mục tiêu giáo dục của ngành và mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường. Để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ở địa phương, đòi hỏi GVCN và Ban Giám hiệu phải đổi mới các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp thiết thực, khả thi nhằm khắc phục khó khăn trước mắt và lâu dài, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục trong những năm tới.
83 CHƯƠNG 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ ĐIỆN BIÊN PHỦ, TỈNH ĐIỆN BIÊN