Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung và phương pháp hoạt động chủ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 96)

điểm, thuận lợi và khó khăn trong tổ chức bồi dưỡng về hoạt động chủ nhiệm lớp của các GVCN.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp:

- Tài liệu: Bao gồm các văn bản có nội dung qui định về nhiệm vụ của GVCN hiện hành, tài liệu do Sở GD&ĐT cung cấp, tài liệu do sưu tầm và tài liệu tự biên soạn. Các trường nên biên tập tài liệu tập huấn cho phù hợp với điều kiện từng trường

- Giảng viên: Là Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các GV cốt cán đã được tham gia tập huấn do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tổ chức và các GVCN có kinh nghiệm, có năng lực làm hoạt động chủ nhiệm

- Học viên: Nhận thức đúng đắn về việc học tập bồi dưỡng và nhu cầu học tập phát triển chuyên môn và nâng cao năng lực quản lý HS, tổ chức các họat động giáo dục… trong hoạt động chủ nhiệm lớp. Các cán bộ, GV có tinh thần trách nhiệm, tinh thần vươn lên trong công tác.

- Phương tiện: Máy chiếu Projector, máy tính, mạng Internet - Các điều kiện khác: thời gian, phòng học,...

3.2.2. Tổ chức trao đổi kinh nghiệm về nội dung và phương pháp hoạt động chủ nhiệm lớp chủ nhiệm lớp

3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp

Việc thành lập tổ GVCN lớp của nhà trường sẽ giúp cho hoạt động quản lý đội ngũ GVCN lớp của nhà trường được thực hiện thuận lợi hơn. Qua các buổi sinh hoạt tổ GVCN lớp các GVCN lớp có điều kiện trao đổi kinh nghiệm quản lý lớp, kinh nghiệm giáo dục học sinh, thống nhất các biện pháp giáo dục và phối hợp với nhau trong các hoạt động chung của nhà trường.

Việc giao ban, rút kinh nghiệm hoạt động chủ nhiệm lớp từng tuần sẽ giúp cho lãnh đạo nhà trường kịp thời nắm được tình hình hoạt động, các vấn đề nảy

89

sinh trong các lớp qua một tuần học qua báo cáo của các GVCN lớp và tổ chức Đoàn TN nhà trường trên cơ sơ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời làm cho các hoạt động nề nếp, thi đua trong nhà trường được ổn định và phát huy hiệu quả.

3.2.2.2. Nội dung biện pháp

Nghe đại diện Đoàn thanh niên (tổ chức được giao phụ trách mảng thi đua về nề nếp học sinh) phản ánh về các hoạt động nề nếp nói chung trong toàn trường, thông báo kết quả thi đua của các lớp trong tuần và các hoạt động trọng tâm của tổ chức Đoàn trong tuần kế tiếp.

Phó Hiệu trưởng phụ trách lắng nghe phản hồi về tình hình học tập, rèn luyện của học sinh các lớp qua cập nhật và phản ánh của GVCN. Sau đó đồng chí Phó hiệu trưởng triển khai nội dung nhận xét đánh giá tuần học, đợt học và những thay đổi về công tác chuyên môn hoặc những điều chỉnh về thời khóa biểu, nhiệm vụ trong tâm liên quan đến các hoạt động của học sinh trong tuần sau.

Các đồng chí tham dự hội nghị thảo luận về những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai các kế hoạch của nhà trường. Cuối cùng đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách có ý kiến kết luận, đưa ra các biện pháp giải quyết ngay nếu có thể hoặc ghi nhận và giải quyết sau đó cho kịp thời và thỏa đáng.

3.2.2.3. Cách tiến hành

Sau khi lựa chọn, phân công GVCN lớp xong. Lãnh đạo nhà trường ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn và tổ chủ nhiệm và quyết định bổ nhiệm chức danh tổ trưởng, tổ phó các tổ này. Hiệu trưởng phân công 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách mảng giáo dục đạo đức học sinh làm tổ trưởng tổ GVCN lớp và phân công 3 đồng chí GVCN là khối trưởng khối chủ nhiệm, là người có kinh nghiệm và chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức sinh hoạt, kiểm tra kế hoạch hoạt động chủ nhiệm lớp và việc triển khai thực hiện kế hoạch đó.

Khi thành lập, cần xây dựng quy chế hoạt động, lịch hoạt động theo từng tuần và từng tháng. Bám sát vào hoạt động của nhà trường, tổ chủ nhiệm hàng tuần cần có lịch sinh hoạt tổ hay nhóm như tổ và nhóm chuyên môn để trao đổi, rút kinh nghiệm, góp ý, đánh giá hoạt động chủ nhiệm trong tuần và trong tháng.

90

Tổ cũng thường xuyên cử giáo viên đi dự giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động giáo dục của lớp chủ nhiệm do giáo viên có năng lực chủ nhiệm tốt làm chủ nhiệm để tạo điều kiện cho giáo viên trẻ được học hỏi kinh nghiệm và bồi dưỡng nghiệp vụ.

Mỗi kỳ nên tổ chức hội thảo chuyên đề về hoạt động GVCN lớp trong phạm vi trường học hay khu vực để nhằm thúc đẩy hoạt động GVCN trong nhà trường.

Ngay từ đầu năm học lãnh đạo nhà trường thông báo cho giáo viên về chế độ hội họp theo quy định của điều lệ trường THPT, riêng với đội ngũ GVCN lớp nhà trường yêu cầu sẽ họp giao ban hàng tuần.

Thành phần: Đại diện BGH, đại diện Ban thường vụ Đoàn trường (đồng chí Bí thư hoặc Phó bí thư), các GVCN lớp của khối. Ngoài ra, nếu có những nhiệm vụ đột xuất, quan trọng hay phức tạp thì mời thêm các thành phần khác dự họp và quán triệt nội dung.

3.2.2.4. Điều kiện để thực hiện

Ngoài những cuộc họp giao ban chung, các nhóm chủ nhiệm theo khối cần họp thường xuyên để trao đổi kinh nghiệm, bàn bạc tìm cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong khối. Phân công các cặp GVCN lớp, trong các cặp đó có một GVCN vững vàng, giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động chủ nhiệm với một GCVN lớp còn trẻ về tuổi đời, tuổi nghề để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chủ nhiệm, giúp đỡ nhau tiến bộ và hoàn thành tốt công việc.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)