Mối quan hệ giữa Giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh và gia đình học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 75)

của giáo viên chủ nhiệm lớp

TT Nội dung Mức độ Rất ảnh hưởng Có ảnh hưởng Không ảnh hưởng 1 Ảnh hưởng của GVCN lớp như

thế nào đối với việc rèn luyện đạo đức của học sinh.

23/30 (76,7%) 7/30 (23,3%) 0/30 (0%)

2 Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với việc học tập kiến thức văn hóa của học sinh.

25/30 (83,3%) 5/30 (16,7%) 0/30 (0%)

3 Ảnh hưởng của GVCN lớp như thế nào đối với kết quả và chất lượng giáo dục chung của toàn trường 21/30 (70%) 9/30 (30%) 0/30 (0%) 4 GVCN lớp thay mặt nhà trường quản lý toàn diện học sinh của một lớp.

30/30 (100%)

2.3.2. Mối quan hệ giữa Giáo viên chủ nhiệm lớp với học sinh và gia đình học sinh sinh

Thông qua tìm hiểu thực trạng hoạt động nghề nghiệp của GV chủ nhiệm lớp ở trường THPT cho thấy: cách thức điều tra phổ biến là: ở khối đầu cấp (khối 10), GVCN thường xem lại học bạ của các học sinh ở lớp dưới, xem lại điểm tuyển sinh có trong hồ sơ học sinh. Ở các lớp trên (lớp 11,12), GVCN tìm hiểu kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp dưới qua trao đổi với GVCN lớp cũ. Ngoài ra, GVCN còn tìm hiểu học sinh thông qua phần tự khai của các em. GVCN đến tận nhà, tiếp xúc với cha mẹ học sinh để tìm hiểu về các em, nhìn chung hiện nay ít được sử dụng. Vì vậy, GVCN cần được hướng dẫn

68

phương pháp thu thập thông tin về HS và hoàn cảnh gia đình một cách đầy đủ, khách quan, chính xác.

Tác giả đã tiến hành khảo sát, lấy thông tin từ 350 học sinh của nhà trường

bao gồm một số lớp thuộc khối 11 và 12 về mối quan hệ giữa GVCN lớp với học

sinh và gia đình học sinh. Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.8: Kết quả khảo sát học sinh về mối quan hệ giữa GVCN lớp với học sinh và gia đình học sinh

TT Nội dung Mức độ đánh giá

Thường xuyên Ít Không SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1

Khi gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc trong học tập em có tâm sự với GVCN lớp không?

27 7,7 101 29,0 222 63,3

2

Khi cần liên lạc với gia đình em, GVCN sử dụng biện pháp nào?

A Liên lạc qua điện thoại 249 71,1 74 21,1 27 7,8 B Gửi thông báo qua học sinh 119 34,0 210 60,0 21 6,0 C Đến tận nhà học sinh 52 14,9 210 60,0 88 25,1 D Mời PHHS đến trường 126 36,0 210 60,0 14 4,0

Kết quả khảo sát cho thấy giữa GVCN lớp với học sinh vẫn còn khoảng cách nhất định. Số học sinh thường xuyên tâm sự với GVCN lớp khi gặp khó khăn trong cuộc sống hoặc trong học tập rất ít, mức độ thường xuyên chỉ chiếm (7,7%). Thực tế các thầy cô chưa tạo được niềm tin cho các em học sinh. Chính vì vậy các thầy cô gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu tâm tư tình cảm của các em, từ đó khó có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý lớp chủ nhiệm của mình. Việc liên lạc giữa GVCN với gia đình học sinh

69

được thực hiện chủ yếu thông quan điện thoại (71,1%), điều đó dễ hiểu bởi ngày nay công nghệ thông tin đã phát triển, liên lạc bằng điện thoại tiện lợi, nhanh chóng, hơn nữa rất nhiều phụ huynh học sinh của nhà trường đi làm ăn xa thường xuyên không có nhà. Tuy nhiên việc liên lạc bằng điện thoại cũng có phần hạn chế bởi không thể truyền tải hết những ý định của GVCN được.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông thành phố điện biên phủ tỉnh điện biên (Trang 75)