Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2003

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý sử dụng nhà chung cư (Trang 27)

5. Bố cục đề tài

1.4.2Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2003

Việc thực hiện chính sách đổi mới, xóa bỏ bao cấp, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đã làm cho lĩnh vực nhà ở có nhiều chuyển biến rõ rệt. Năm 1991, theo Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Pháp lệnh Nhà ở đƣợc ban hành, từ đây đã bắt đầu có những quy định về nhà ở nhƣ là tổ chức, cá nhân đƣợc phép kinh doanh nhà ở bằng việc xây dựng, cải tạo nhà ở để bán hoặc cho thuê… Tuy nhiên, Pháp lệnh chƣa có quy định về việc phân loại nhà ở cụ thể mà chỉ mới dừng lại ở nhà ở nói chung. Cũng chính vì thế, mà trên thực tế lúc bấy giờ đã có sự xuất hiện của loại hình nhà ở cao tầng với nhiều căn hộ khép kín có bản chất nhƣ nhà chung cƣ ngày nay, nhƣng với tên gọi khác nhƣ là nhà tập thể, cách gọi này không tồn tại trong các văn bản pháp luật mà chỉ đơn thuần là tên gọi đƣợc ngƣời dân sử dụng.

Đến năm 1994, khi Nghị định số 61/1994/NĐ – CP ngày 05 tháng 07 năm 1994 của Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở đƣợc ban hành thì đã có sự phân loại đối với nhà ở. Tuy nhiên, Nghị định chỉ mới chia nhà ở ra thành nhà biệt thự và nhà ở theo cấp từ 1 đến 4, chƣa có sự phân loại đối với nhà chung cƣ. Sau đó, Nghị định số 21/1996/NĐ – CP ngày 16 ngày 04 năm 1996 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 5 và Điều 7 của Nghị định số 61/1994/NĐ – CP ngày 05 tháng 07 năm 1994 về mua bán và kinh doanh nhà ở, đã bổ sung thêm quy định về hệ số điều chỉnh giá trị sử dụng đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ theo cấu trúc kiểu căn hộ. Nhƣ vậy, vào thời điểm này, nhà ở nhiều tầng với nhiều căn hộ đã phát triển và đƣợc pháp luật điều chỉnh nhƣ một kiểu nhà ở riêng biệt. Bản chất của kiểu nhà ở này chính là nhà chung cƣ theo định nghĩa của Luật Nhà ở sau này. Tuy nhiên, khái niệm nhà chung cƣ lúc bấy giờ chƣa thật sự ra đời.

Năm 2001, Nghị định số 71/2001/NĐ – CP ngày 05 tháng 10 năm 2001 của Chính phủ quy định về ƣu đãi đầu tƣ xây nhà ở để bán và cho thuê ra đời (sau đây gọi là Nghị định số 71/2001/NĐ – CP), đã tạo điều kiện để thị trƣờng nhà ở phát triển mạnh mẽ đặc biệt là nhà chung cƣ. Nghị định tuy không định nghĩa một cách trực tiếp về nhà chung cƣ,

nhƣng qua nội dung quy định tại Điều 225 của Nghị định số 71/2001/NĐ – CP ta có thể

hiểu nhà chung cƣ là dự án nhà ở cao tầng – từ 5 tầng trở lên đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh và từ 3 tầng trở lên đối với các tỉnh, thành phố khác; có cấu trúc kiểu căn hộ khép kín, có cầu thang và lối đi chung. Nhƣ vậy, vào thời điểm này pháp luật đã có những quy định về nhà chung cƣ.

25 Dự án nhà ở cao tầng (từ 5 tầng trở lên đối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, từ 3 tầng trở lên đối với các tỉnh, thành phố khác); có cấu trúc kiểu căn hộ khép kín, có cầu thang và lối đi chung (sau đây gọi là nhà chung cƣ cao tầng).

Tuy nhiên, mãi đến năm 2003 khi Quyết định số 10/2003/QĐ – BXD ngày 03 tháng 04 năm 2003 của Bộ Xây dựng ra đời quy định về việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng nhà chung cƣ thì khái niệm nhà chung cƣ mới thật sự ra đời và bắt đầu có những nội dung quy định về điều chỉnh các vấn đề trong quá trình quản lý, sử dụng loại hình nhà ở này nhƣ là quản lý phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng; tổ chức quản lý nhà chung cƣ; kinh phí phục vụ công tác quản lý nhà chung cƣ… nhƣng những quy định này vẫn còn mang tính chất chung chung, chƣa cụ thể, chỉ giải quyết đƣợc phần nào những vƣớng mắc trong quá trình phát triển của loại hình nhà chung cƣ lúc bấy giờ.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý sử dụng nhà chung cư (Trang 27)