5. Bố cục đề tài
1.4.1 Giai đoạn trước năm 1987
Nền kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này đƣợc quản lý bởi cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Nhà nƣớc trở thành một trung tâm chỉ huy, trực tiếp tổ chức, quản lý, điều hành mọi hoạt động từ sản xuất cho đến thực hiện việc phân phối nhà ở cho một bộ phần ngƣời dân. Các chƣơng trình về nhà ở quốc gia nhằm mục đích xây dựng và cung cấp nhà ở cho ngƣời làm việc trong những khu kinh tế nhà nƣớc ở các đô thị đã đƣợc triển khai.
Nhà nƣớc ban hành nhiều chính sách đã phần nào giải quyết đƣợc nhu cầu về nhà ở cho xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, sự mất cân đối về hiện tƣợng cung – cầu nhà ở là rất lớn. Nhu cầu về nhà ở rất cao song quỹ nhà ở thì lại rất hạn hẹp. Vấn đề bao cấp về nhà ở của Nhà nƣớc đã làm cho ngƣời dân trở nên thụ động, mất tính sáng tạo, tất cả hoàn toàn trông chờ vào Nhà nƣớc. Có thể thấy, ở giai đoạn này chƣa có các quy định về nhà ở, những vấn đề liên quan đến lĩnh vực này chỉ dừng lại ở chính sách, chủ trƣơng phát triển nhà ở của Nhà nƣớc, chƣa đƣợc thể chế thành pháp luật. Mặt khác, nền kinh tế tập trung, bao cấp ở nƣớc ta trong giai đoạn này không có sở hữu tƣ nhân về căn hộ. Nhà ở đƣợc Nhà nƣớc phân phối cho ngƣời dân, vì vậy công tác quản lý sử dụng nhà ở đƣợc
chính ngƣời dân thực hiện nhằm bảo vệ bất động sản của mình, việc làm này mang tính cá nhân không đƣợc pháp luật quy định.