Xử lý vi phạm đối với hành vi thay đổi kết cấu nhà chung cư trong quản lý sử

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý sử dụng nhà chung cư (Trang 53)

5. Bố cục đề tài

2.1.3.2Xử lý vi phạm đối với hành vi thay đổi kết cấu nhà chung cư trong quản lý sử

dụng nhà chung cư

Các tòa nhà chung cƣ hiện nay, về mặt lý thuyết phải đảm bảo không gian khép kín không chỉ trong từng căn hộ độc lập mà còn đòi hỏi sự hoàn chỉnh của toàn bộ tòa nhà. Bởi cuộc sống của các cƣ dân ngoài những khoảng thời gian dành cho hoạt động xã hội, thì hầu nhƣ chỉ gắn với căn hộ và không gian có chức năng cộng đồng trong khu nhà chung cƣ. Chính vì vậy, không gian cộng đồng đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong những nhà chung cƣ. Các cƣ dân không chỉ đơn thuần muốn sở hữu một căn hộ chung cƣ mà họ còn muốn hƣởng thụ cảnh quan đẹp cũng nhƣ một môi trƣờng trong lành, sạch sẽ. Việc tổ chức các không gian nhƣ vậy đòi hỏi phải có sự nghiên cứu nhất định, sao cho vừa đảm bảo tính xã hội vừa đảm bảo tính quy phạm, quy chuẩn xây dựng cũng nhƣ phải phù hợp với xu thế phát triển kinh tế – xã hội chung, đồng thời cũng phù hợp với phong tục, tập quán dân tộc và các yếu tố tự nhiên khác mang tính đặc thù của Việt Nam.

Chính vì sự quan trọng của kiến trúc, cảnh quan, không gian cộng đồng đối với cuộc sống của cƣ dân trong nhà chung cƣ mà pháp luật đã có những quy định về việc nghiêm cấm những hành vi trong quá trình quản lý sử dụng nhà chung cƣ nhƣ sau phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các hành vi xả rác thải, nƣớc thải, khí thải hay các chất độc hại một cách bừa bãi dẫn đến tình trạng thấm, dột gây ô nhiễm môi trƣờng; hoặc việc sử dụng vật liệu, màu sắc sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ cũng nhƣ nhà chung cƣ trái quy định, từ đó nhằm duy trì chất lƣợng cũng nhƣ vẻ mỹ quan cho các

khu nhà chung cƣ.71 Bên cạnh đó, để góp phần cải tạo cảnh quan kiến trúc cho nhà chung

cƣ và giảm các trƣờng hợp vi phạm quy định làm ảnh hƣởng đến mỹ quan của nhà chung cƣ, thì đơn vị quản lý nhà chung cƣ cần tích cực tuyên truyền, vận động ngƣời dân nhận thức đƣợc vấn đề, từ đó tham gia xây dựng môi trƣờng chung trong nhà chung cƣ.

2.1.3.2 Xử lý vi phạm đối với hành vi thay đổi kết cấu nhà chung cư trong quản lý sử dụng nhà chung cư dụng nhà chung cư

Theo Nghị định số 121/2013/ NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, có quy định đối với những hành vi làm thay đổi kết cấu của nhà chung cƣ trong quản lý sử dụng nhà chung cƣ nhƣ sau nghiêm cấm các trƣờng hợp tự ý sửa chữa, cơi nới diện tích, đục phá, cải tạo, tháo dỡ kết cấu của phần sở hữu chung, phần sở hữu riêng hoặc phần sử dụng riêng (xây dựng tƣờng ngăn lên mặt

71 Nghị định số 121/2013/NĐ – CP ngày 10 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở, Điều 55, khoản 2.

sàn, di chuyển các trang thiết bị sử dụng chung hoặc kiến trúc bên ngoài của nhà chung cƣ); cũng nhƣ hành vi làm thay đổi kết cấu chịu lực, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hay là đối với trang thiết bị sử dụng chung hoặc kiến trúc bên ngoài của nhà chung cƣ. Những hành vi này có thể làm ảnh hƣởng đến kết cấu của công trình, dẫn đến lún nhà, gây biến dạng, nứt vỡ kết cấu… đồng thời, có thể gây ảnh hƣởng đến con ngƣời và tài sản. Pháp luật cũng nghiêm cấm đối với các hành vi chiếm dụng diện tích, không gian hoặc làm hƣ hỏng tài sản thuộc phần sở hữu chung hoặc phần sử dụng chung dƣới mọi hình thức,72 nếu vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng, những quy định này nhằm giúp duy trì chất lƣợng cũng nhƣ kéo dài “tuổi thọ” cho nhà chung cƣ.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về quản lý sử dụng nhà chung cư (Trang 53)