Khám người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 31)

Ta có khái niệm bắt người trong trường hợp khẩn cấp như sau: “Bắt người trong trường hợp khẩn cấp là biện pháp nhằm ngăn chặn người đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ngăn chặn người bị tình nghi thực hiện tội phạm bỏ chốn, tiêu hủy chứng cứ”.12 Vì vậy, khi cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành bắt người trong trường hợp khẩn cấp thấy thật sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khám xét người đối tượng trong trường hợp này để phục vụ cho công tác điều tra vụ án hình sự.

Từ những đặc điểm của đối tượng trên mà pháp luật quy định người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp là đối tượng áp dụng của biện pháp khám xét người. Đây là quy định hợp lý của pháp luật vì đối tượng này có thể mang trên người các công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu để chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc ngăn chặn người tình nghi thực hiện tội phạm tiêu hủy chứng cứ có liên quan đến vụ án.

Khám xét người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp nhằm mục đích phát hiện, thu thập kịp thời công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết phạm tội, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc ngăn chặn người đó tiêu hủy chứng cứ có liên quan. Điều đó mang lại ý nghĩa thiết thực đối với hoạt động điều tra án hình sự khi cần phải thu thập chứng cứ để phục vụ công tác điều tra chứng minh tội phạm.

Ví dụ như trong trường hợp ngăn chặn kịp thời một đối tượng mang lựu đạn đi trả thù. Do mâu thuẫn cá nhân trong công việc mà đối tượng Vũ Quang Vĩnh rủ bạn cùng công ty mang theo lựu đạn và dao ra thị trấn Kỳ Anh tìm người trả thù.

Khoảng 11h40 ngày 01/01/2012, Công an huyện Kỳ Anh phát hiện, bắt giữ đối tượng Vũ Quang Vĩnh (sinh năm 1974), trú tại Thành phố Việt Trì - Phú Thọ, hiện đang làm Công nhân tại nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1, đóng tại xã Kỳ Lợi,

12Mạc Giáng Châu, Nguyễn Chí Hiếu, Giáo trình luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, học phần 1, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2010, tr.83.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

Kỳ Anh (Hà Tĩnh) về hành tội sử dụng vũ khí quân dụng trái phép. Qua khám xét người đối tượng lực lượng đã thu giữ 1 quả lựu đạn bằng vỏ sắt, 1 con dao bầu dài khoảng 30cm.

Tại Cơ quan điều tra đối tượng Vĩnh khai nhận: do có mâu thuẫn từ trước với anh Trịnh Xuân Tâm (1987), ở xã Kỳ Châu, Kỳ Anh nên Vĩnh đã bàn với bạn, đồng nghiệp cùng công ty tên là Vũ mang theo một quả lựu đạn và một con dao bầu ra thị trấn Kỳ Anh tìm Tâm để trả thù. Trên đường đi thì bị Công an phát hiện và bắt giữ còn đối tượng Vũ đã bỏ trốn thoát khỏi địa phương.

Xét thấy đây là vụ việc tính chất nghiêm trọng, có dấu hiệu của tội phạm “Tàng trử trái phép vũ khí quân dụng”, Công an huyện Kỳ Anh đã lập hồ sơ chuyển đối tượng và tang vật vụ án lên Phòng an ninh điều tra Công an tỉnh để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.13

Từ vụ án trên cho thấy, đối tượng Vĩnh vì mâu thuẫn đã bàn bạc với bạn mang một lựu đạn và một con dao bầu để trả thù. Đây là vụ việc mang tính chất nghiêm trọng rất may là đã bị lực lượng Công an phát hiện, thu giữ ngăn chặn đối tượng Vĩnh và bạn là Vũ thực hiện tội phạm. Lực lượng Công an đã tiến hành biện pháp khám xét người đối tượng đã phát hiện, thu giữ hai loại vũ khí đặc biệt nguy hiểm trên để xem xét có dấu hiệu của tội phạm để tiếp tục điều tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Vì vậy, biện pháp khám xét người trong vụ án này là rất cần thiết để chứng minh tội phạm.

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 31)