Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 39)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:

“Trong trường hợp không thể trì hoãn, những người được quy định tại khoản 2 Điều 81 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi khám xong, người ra lệnh khám phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp”. Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp này được áp dụng không chỉ cho biện pháp khám xét người mà còn được áp dụng chung cho các biện pháp khám xét còn lại như khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Như vậy có 3 nhóm chủ thể ra lệnh khám xét:

 Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

 Người chỉ huy đơn vị quân đội độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải đảo và biên giới.

 Người chỉ huy tàu bay, tàu biển, khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.

Như vậy, những người có thẩm quyền ra lệnh khám xét bao gồm Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Từ quy định đó, Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên mới có thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn. Chính quyền, Công an cấp xã, phường, thị trấn không có quyền ra lệnh khám xét theo pháp luật tố tụng hình sự.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

Việc pháp luật quy định những người có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp có quyền ra lệnh khám xét là hợp lý, vì những người bị bắt trong trường hợp này là những đối tượng đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nguy hiểm hoặc bị tùy nghi thực hiện tội phạm bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ. Chính vì lẽ đó, việc trao quyền khám xét trong trường hợp này cho các chủ thể có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp khẩn cấp là cần thiết để phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội hoặc các đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm “trường hợp không thể trì hoãn” mà khoản 2 Điều 141 Bộ luật này quy định. Tuy nhiên, trường hợp không thể trì hoãn trong trường hợp này có thể hiểu là trường hợp có căn cứ nhận định trong người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, người đang có lệnh truy nã, nếu không tiến hành khám xét ngay thì những đồ vật, tài liệu đó có thể bị tẩu tán, tiêu hủy, người đang bị truy nã có thể lẩn trốn hoặc có thể sẽ sử dụng những công cụ, phương tiện đó để tiếp tục phạm tội. Vì tính không thể trì hoãn đó mà lệnh khám xét của những người có thẩm quyền trong trường hợp này được thi hành ngay mà không cần có sự phê chuẩn trước của Viện kiểm sát cùng cấp.

Pháp luật tố tụng hình sự cho phép Cơ quan điều tra tiến hành khám xét mà không có sự phê chuẩn của Viện kiểm sát trước khi thi hành nhưng trong 24 giờ phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát theo quy định tại khoản 2 Điều 141 Bộ luật này. Hoạt động kiểm sát việc khám xét được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Khi Cơ quan điều tra tiến hành khám xét trong trường hợp không thể trì hoãn, qua kiểm tra hồ sơ, tài liệu do Cơ quan điều tra chuyển đến. Nếu Viện kiểm sát thấy việc khám xét là không có căn cứ và không hợp pháp, thì Viện kiểm sát có trách nhiệm yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục hậu quả, đồng thời ra quyết định hủy bỏ kết quả khám xét đó.

Bên cạnh đó, việc tiến hành hoạt động điều tra khám xét của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại khoản 3 Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 phải có lệnh khám xét của những người có thẩm quyền tại khoản 1, khoản 2 Điều 141 Bộ luật này đã nêu ở trên.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)