Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 28)

dân bị khám xét

Hiến pháp năm 2013 có quy định tại Điều 20 như sau: “Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức

đối xử nào khác xâm phạm đến thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã coi việc đảm bảo các quyền này của công dân là một nguyên tắc quan trọng của tố tụng hình sự vì tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân phải được tôn trọng và bảo vệ trong quá trình tố tụng nói chung và khám xét nói riêng cụ thể được quy định tại Điều 7 có đoạn: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật”.

Đồng thời, nguyên tắc này không cho phép những người tiến hành khám xét có những việc làm trái pháp luật như: khám xét, thu giữ tài sản một cách trái pháp luật khi tiến hành khám xét, khám xét người mà không có người cùng giới chứng

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

kiến, khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không có đại diện chính quyền địa phương hay người láng giềng chứng kiến và một số quy định khác nhằm đảm bảo nguyên tắc trên.

Bên cạnh đó, mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản khi tiến hành hoạt động khám xét của cơ quan có thẩm quyền đều bị xử lý theo pháp luật tố tụng hình sự và pháp luật khác có liên quan.

1.2.2.6. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Đây là quyền cơ bản về quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013. Quyền bất khả xâm phạm về an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được ghi nhận tại Điều 21, Điều 22 của Hiến pháp này. Điều 21 khoản 1 có đoạn quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí

mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Điều

22 Hiến pháp năm 2013 có quy định tại khoản 2, khoản 3 như sau:

“2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào

chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám chỗ ở do luật định”.

Pháp luật tố tụng hình sự coi việc đảm bảo các quyền này của công dân là một nguyên tắc chỉ đạo của hoạt động tố tụng hình sự và quy định cụ thể tại Điều 8 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Không ai được xâm phạm chỗ ở, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.

Việc khám xét chỗ ở, khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện

tín, khi tiến hành tố tụng phải theo đúng quy định của Bộ luật này”. Theo đó, mọi

hoạt động khám xét chỗ ở phải được tiến hành trên cơ sở tôn trọng quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.

Cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm để kịp thời ngăn chặn tội phạm, phát hiện tội phạm, thu thập chứng cứ có liên quan đến vụ án nhưng phải đảm bảo tiến hành theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 để ngăn ngừa những việc làm tùy tiện của những người tiến hành khám xét xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm của công dân. Việc xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân như: khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái phép người khác ra khỏi chỗ ở của họ…tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)