Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 38)

Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau: “Những người được quy định tại khoản 1 Điều 80 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét trong mọi trường hợp. Lệnh khám xét của người được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80

của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành”.

Thẩm quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp này được áp dụng không chỉ cho biện pháp khám xét người mà còn được áp dụng chung cho các biện pháp khám xét còn lại như khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Như vậy, có 4 nhóm chủ thể có quyền ra lệnh khám xét trong trường hợp này như sau:

 Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự các cấp.

 Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự các cấp.  Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử.

 Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

Việc pháp luật quy định những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam thì có quyền khám xét người là hợp lý. Vì đây là những người có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam theo Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Chính vì lẽ đó, những người này khi thực hiện nhiệm vụ bắt người trên có thể áp dụng biện pháp khám xét người của bị can, bị cáo khi cần thiết có căn cứ theo pháp luật để phát hiện, thu thập các đồ vật tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án.

Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều 80 Bộ luật này khi Cơ quan điều tra ra lệnh khám xét phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Điều đó có nghĩa, Cơ quan điều tra phải gửi hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khám xét cùng với lệnh khám xét đến Viện kiểm sát cùng cấp để xem xét phê chuẩn. Qua nghiên cứu và xem xét hồ sơ, tài liệu trên, nếu thấy quyết định ra lệnh khám xét của Cơ quan điều tra là có căn cứ theo quy định tại Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, thì Viện kiểm sát quyết định phê chuẩn lệnh khám xét thì

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

mới có hiệu lực thi hành. Ngược lại, nếu thấy việc khám xét đó không có căn cứ thì Viện kiểm sát quyết định không phê chuẩn lệnh khám xét của Cơ quan điều tra và lệnh khám xét đó sẽ không được thi hành. Tuy nhiên, pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định rõ về thời hạn việc xem xét, phê chuẩn của Viện Kiểm sát đối với lệnh khám xét của Cơ quan điều tra cùng cấp.

Từ quy định trên cho thấy, Cơ quan điều tra từ cấp huyện trở lên mới có thẩm quyền ra lệnh khám xét. Chính quyền, Công an cấp xã, phường, thị trấn không có quyền ra lệnh khám xét theo pháp luật tố tụng hình sự. Với quy định này thì khi khám xét đối tượng bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì Công an cấp xã, phường, thị trấn cũng không được ra lệnh khám xét người trong trường hợp này.

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 38)