Trình tự, thủ tục khám xét

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 66)

* Tồn tại

Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Trong trường hợp cần thiết phải niêm phong thì tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia

đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến”. Như vậy, trong trường hợp cần

thiết mới niêm phong đồ vật, tài liệu đây có thể là một khe hở của pháp luật. Bởi vô hình chung, tài sản, đồ vật, vật chứng, bao gồm trong đó có tài sản, giấy tờ là tư vật của đương sự không liên quan đến việc phạm tội nhưng không được niêm phong chỉ lập biên bản tạm giữ nhưng việc này không đảm bảo chắc chắn sau này đồ vật, tài liệu, vật chứng còn nguyên vẹn. Đã xảy ra nhiều vụ án tài sản, đồ vật là tư vật của của người bị khám xét bị thất lạc, mất mát gây khó khăn cho công tác điều tra.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

* Giải pháp

Để đảm bảo việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được hoàn thiện hơn. Người viết kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 145 về tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét như sau: “Khi khám xét, Điều tra viên được tạm giữ đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án. Đối với đồ vật thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành thì phải thu giữ và chuyển ngay

cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.Trong mọi trường hợp tạm giữ đồ vật, tài liệu

khi khám xét phải được niêm phong, tiến hành trước mặt chủ đồ vật hoặc đại diện gia đình, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ đồ vật, tài liệu khi tiến hành khám xét phải được lập biên bản. Biên bản tạm giữ được lập thành bốn bản: một bản giao cho người chủ đồ vật, tài liệu; một bản đưa vào hồ sơ vụ án; một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản giao cho cơ quan quản lý đồ vật, tài liệu bị tạm giữ”.

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 66)