trường hợp không thể trì hoãn
Trong trường hợp phải ngăn chặn ngay việc tiêu hủy, cất giấu công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án mà việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không thể trì hoãn được thì có thể tiến hành biện pháp khám xét trong trường hợp này.
Đối với trường hợp khám xét chỗ ở, địa điểm thì trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày thì việc khám xét chỗ ở, địa điểm phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến được quy định tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đây là quy định cần thiết khi biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm đôi lúc gặp khó khăn vì sự không hợp tác của chính đương sự và người trong gia đình họ mà việc khám xét của cơ quan có thẩm quyền được tiến hành chậm trễ và kéo dài ảnh hưởng đến công tác điều tra vụ án hình sự. Để đảm bảo việc tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm được diễn ra thuận lợi hiệu quả cả khi trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng thì việc tiến hành khám xét vẫn diễn ra khi có mặt của đại diện chính quyền địa phương và hai người láng giềng. Cũng giống như trong trường hợp khám xét chỗ ở, địa điểm trong điều kiện bình thường khi khám xét phải đảm bảo có đại diện chính quyền địa phương và người láng giềng chứng kiến. Nhưng do tính chất việc khám xét chỗ ở, địa điểm trong trường hợp này không có mặt đương sự hoặc người trong gia đình họ nên pháp luật tố tụng trong trường hợp này phải có mặt hai người láng giềng chứng kiến. Sự quy định có mặt hai người láng giềng chứng kiến tạo ra được sự công bằng, minh bạch của việc khám xét diễn ra trên thực tế. Người láng giềng là những người có mối quan hệ khăn khít với đương sự có thể chứng kiến việc khám xét của các cơ quan chức năng khi tiến hành khám xét có khách quan đối với chỗ ở, địa điểm bị khám xét. Việc quy định có hai người láng giềng chứng kiến chỉ góp phần quyền lợi ích của đương sự được đảm bảo khách quan và xác nhận kết quả khám xét đó là hợp pháp.
Khi khám chỗ ở vào ban đêm thì phải ghi rõ lý do vào biên bản theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Như vậy việc khám xét chỗ ở có thể tiến hành trong khoảng thời gian từ 22h đến 6 giờ sáng ngày hôm sau vẫn xem là hợp pháp trong trường hợp không thể trì hoãn này. Để đảm bảo việc tiến hành khám xét chỗ ở vào ban đêm được tiến hành khách quan, có mục đích quan
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
trọng mà không thể không tiến hành ngay trong đêm thì bắt buộc phải ghi rõ lý do khám xét chỗ ở vào biên bản khám xét để cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét lý do khám xét chỗ ở vào ban đêm trên có thật sự là cần thiết và chính xác nhằm đảm bảo lợi ích của người bị khám xét chỗ ở.
Trong trường hợp khám chỗ làm việc của một người mà không có mặt của người đó thì phải ghi rõ lý do vào biên bản, phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến theo quy định tại khoản 4 Điều 143 Bộ luật này. Xuất phát từ tính chất không thể trì hoãn của việc khám xét chỗ làm việc của một người mà dù người đó không có mặt tại nơi bị khám xét thì cơ quan, người có thẩm quyền vẫn có thể tiến hành khám xét chỗ làm việc để phục vụ cho công tác điều tra vụ án hình sự. Khi tiến hành khám xét chỗ làm việc trong trường hợp này phải ghi rõ lý do khám xét vào biên bản để cơ quan chức năng xem xét hoặc người không có mặt khi khám xét chỗ làm việc có thể biết lý do bị khám xét đối với họ. Đồng thời để đảm bảo sự khách quan, minh bạch của việc khám xét này nhất thiết phải có đại diện cơ quan người đó làm việc chứng kiến.
Bên cạnh đó, khi tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp không thể trì hoãn thì những người có mặt không được tự ý rời bỏ nơi đang bị khám xét, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khám cho đến khi khám xong như đã phân tích ở trên.
Trong quá trình khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp không thể trì hoãn nếu phát hiện các đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án thì Điều tra viên được quyền tạm giữ đồ vật đó. Trình tự, thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét được quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Khi tiến hành khám xét xong phải lập biên bản về việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp này theo quy định tại các Điều 95, Điều 125 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO, HOÀN THIỆN BIỆN PHÁP KHÁM XÉT NGƯỜI, CHỖ Ở, CHỖ LÀM VIỆC, ĐỊA ĐIỂM TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là biện pháp điều tra vụ án hình sự được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình điều tra vụ án, giải quyết vụ án của các cơ quan có thẩm quyền bằng việc phát hiện, thu thập chứng cứ, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án. Mặc dù khi áp dụng biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm sẽ hạn chế một số quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì lẽ đó, từ căn cứ khám xét, thẩm quyền ra lệnh, trình tự, thủ tục khi áp dụng từng biện pháp khám xét này đã được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế, do một số nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau mà việc thực thi biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm còn một số vi phạm, hành vi trái pháp luật không những gây khó khăn cho công tác điều tra vụ án hình sự mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị khám xét hoặc đối tượng bị khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm có liên quan.