3.2.2.1. Tồn tại
Thứ nhất, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 tại khoản 2 Điều 143: “Khi khám
chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền
và hai người láng giềng chứng kiến”. Quy định việc mời đại diện chính quyền địa
phương chứng kiến tham dự khi khám xét chỗ ở, địa điểm nhằm xác nhận nội dung, trình tự tiến hành cũng như kết quả của việc khám xét để đảm bảo cho các hoạt động khám xét này được tiến hành khách quan. Nhưng trong một số trường hợp, người tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm đã mời Trưởng hoặc Phó Công an xã, phường, thị trấn nơi người bị khám xét chỗ ở, địa điểm chứng kiến. Từ đó có thể dẫn đến hai quan điểm khác nhau về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, người đại diện chính quyền địa phương là do chính quyền địa phương đó phân công có thể là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hoặc cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nên Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn không thể đại diện cho chính quyền phường chứng kiến một số hoạt động của Cơ quan điều tra trong đó có biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm. Việc mời Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn đại diện cho chính quyền địa phương chứng kiến trong một số hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm là chưa đúng pháp luật.
Thứ hai, việc mời người đại diện chính quyền địa phương tham gia chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm gặp khó khăn hơn mời Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an phường, xã, thị trấn vì mất nhiều thời gian khi đó sẽ không đảm bảo tính bí mật của hoạt động khám xét này nói riêng và hoạt động điều tra nói chung. Trong khi đó, Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an phường là người cùng ngành, cùng có nhiệm vụ chung là trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, theo
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
dõi quản lí công dân của xã, phường, thị trấn về lĩnh vực an ninh trật tự và còn có thể hỗ trợ người tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm giải quyết các vấn đề phát sinh khi tiến hành các hoạt động khám xét trên như trực tiếp giải quyết việc người trong gia đình người bị khám xét chỗ ở, địa điểm cản trở khi tiến hành biện pháp điều tra này. Vì vậy, trong thực tế có nhiều hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm người có thẩm quyền tiến hành đã mời Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn tham gia chứng kiến mặc dù luật có quy định phải mời người đại diện chính quyền địa phương.
Từ hai quan điểm khác nhau về việc mời đại diện chính quyền địa phương chứng kiến về hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm đang xảy ra trên thực tế sẽ gây ảnh hướng đến hoạt động của biện pháp này không đồng nhất trong việc áp dụng quy định về vấn đề này.
Thứ hai, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định cụ thể căn cứ áp dụng
biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, thẩm quyền ra lệnh khám xét. Nhưng trên thực tế, vẫn còn không ít những trường hợp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không có căn cứ, không đúng thẩm quyền theo pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, gây mất uy tín về cơ quan nhà nước.
Trong trường hợp, Công an xã khám xét khi vắng chủ nhà ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp. Chủ nhà tố cáo bị mất tài sản và Công an xã xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của công dân.
Mới đây, Đảng ủy xã Thông Bình, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) có công văn gửi Đảng ủy và lãnh đạo Công an huyện Tân Hồng về việc ông Nguyễn Văn Dũng (ngụ tại địa phương) không đồng tình với trả lời của Uỷ ban nhân dân xã về việc ông bị mất tài sản vì Công an vô cớ vào nhà lục soát khi ông vắng nhà, khám nhà không cần lệnh.
Theo ông Dũng, nhà ông chỉ có hai cha con. Chiều 2/1/2013, ông khép hờ cửa nhà rồi chở cha đi bệnh viện. Đang ở bệnh viện, ông nhận tin Công an xã vào khám xét nhà. “Tôi lập tức chạy về thì gặp mấy anh Công an xã đi xuống cầu thang. Vào nhà thì thấy cửa bị mở, đồ đạc bị xới tung. Một chỉ vàng để dành và 40 triệu đồng tôi vừa mượn của người quen để trong cái cặp treo ở đầu giường ngủ bị mất” - anh Dũng kể.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
Chị Nguyễn Thị L., sống cạnh nhà ông Dũng, kể: “Lúc đó, tôi đến hỏi ông Phan Thành Đô (Trưởng Công an xã Thông Bình) tại sao các ông vào lục soát nhà khi không có chủ?Ông Đô trả lời tìm bắt tội phạm. Lục một hồi thì mấy ổng ra xe về. Ở đây có nhiều người thấy lắm”.
Sau khi sự việc xảy ra, ông Dũng làm đơn tố cáo gửi Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã Thông Bình và nhiều cơ quan khác. Không điều tra đã kết luận là vu khống, ngày 13-3, Uỷ ban nhân dân xã Thông Bình có công văn trả lời cho ông Dũng, xác nhận: Ông Phan Thành Đô (Trưởng Công an xã Thông Bình) có uống rượu và trực tiếp chỉ huy ông Nguyễn Văn Thanh (công an viên) và ông Nguyễn Văn Châu (Đội trưởng Đội Dân phòng ấp Thị) vào nhà ông Dũng khi không có ai ở trong nhà. Đây là hành vi không đúng pháp luật. Riêng việc ông Dũng tố cáo Công an lục soát đồ đạc, làm mất số tài sản trên là không đủ cơ sở, có dấu hiệu vu khống.
Không đồng tình, ông Dũng tiếp tục tố cáo đến các cơ quan tố tụng huyện Tân Hồng. Ngày 16/5, ông Phạm Việt Thanh, Bí thư Đảng ủy xã Thông Bình, cho biết đã kiến nghị Công an huyện phối hợp làm rõ vụ việc. Tuy nhiên, đến nay thì Công an huyện cũng chưa cử người xuống xác minh nên chưa thể kỷ luật những công an vi phạm. Cùng ngày, Đại tá Dương Văn Thanh, Trưởng Công an huyện Tân Hồng, cho hay đã chỉ đạo chuyển đơn của ông Dũng về Đảng ủy xã Thông Bình giải quyết vì những Công an trên là cán bộ, đảng viên thuộc Đảng ủy xã quản lý.24
Trong trường hợp nêu trên, việc ông Phan Thành Đô, Trưởng Công an xã Thông Bình khám xét nhà ông Nguyễn Văn Dũng là trái quy định của pháp luật. Cụ thể tại các Điều 141, Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về căn cứ áp dụng, thẩm quyền ra lệnh khám xét. Việc khám xét chỗ ở khi có căn cứ chỗ ở có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án, việc khám xét chỗ ở cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã. Thẩm quyền ra lệnh khám xét là của các cơ quan tiến hành tố tụng tại khoản 1 Điều 80 và khoản 2 Điều 81 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Như vậy, dù có lý do tìm bắt tội phạm nhưng Công an xã không là cơ quan tố tụng nên không có thẩm quyền khám xét, ra lệnh khám xét chỗ ở của công dân, vì thế việc khám xét chỗ ở trong trường hợp này là trái pháp luật dù pháp luật đã quy định một cách cụ thể.
24 Pháp luật, Công an xã khám xét khi vắng chủ nhà, Vĩnh Sơn,
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
Xuất phát từ đặc điểm biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm là một trong những hoạt động điều tra vụ án hình sự. Vì lẽ đó, việc áp dụng biện pháp này sẽ có sự ảnh hưởng mạnh mẽ về quyền và lợi ích của công dân đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh vì nó có thể ảnh hưởng đến tình trạng hoạt động bình thường của doanh nghiệp, uy tín thương hiệu... hoặc dẫn đến tình trang bên vực phá sản. Thực tế đã chứng minh trog trường hợp vụ việc khám xét nhà gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp đưng trên bờ vực phá sản ở Khánh Hòa.
Khánh Hòa: Bị đẩy đến đường cùng, doanh nghiệp gửi đơn tố cáo đến Bộ Công an. Chỉ vì nghi vấn hai Công ty Kinh doanh viễn thông trái phép mà Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Khánh Hoà - tiến hành khám xét khẩn cấp. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn điều tra nhưng cơ quan này vẫn chưa đưa ra được kết luận điều tra. Điều này khiến 2 công ty đang đứng trước bờ vực phá sản.
Theo đơn tố cáo gửi Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hoà, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Giám đốc Công an tỉnh Khánh Hoà, Bộ Công an của ông Nguyễn Văn Minh – Giám đốc Chi nhánh Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tư vấn xây dựng V.M, ông Nguyễn Văn Thông – Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ 289: khoảng 6 giờ sáng ngày 13/5/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an tỉnh Khánh Hoà huy động gần 100 người cùng nhiều xe ô-tô đến khám xét số nhà 289 Lê Hồng Phong (Thành phố Nha Trang) theo lệnh khám xét khẩn cấp số 17/PC46. Cơ quan điều tra đã tạm giữ toàn bộ giấy tờ, con dấu cùng tài sản của hai công ty cùng nhiều tài sản cá nhân khác. Trong quá trình thực hiện lệnh khám xét, các ông Minh, Thông không được thông báo Quyết định khởi tố vụ án, ngay khi khám xét xong cũng không được nhận biên bản khám xét. Lệnh khám xét khẩn cấp chỉ được Điều tra viên đọc cho riêng ông Minh trên tầng 4 mà không có bất kỳ ai chứng kiến. Ngoài ra ông Minh còn bị lực lượng Công an áp giải đến số nhà 245 Lê Hồng Phong để khám xét. Điều đáng nói là trong Lệnh khám xét mà ông Minh được nghe không nhắc đến ngôi nhà này.
Ngay sau đó, ông Minh và ông Thông đã liên tục có đơn khiếu nại gửi Công an tỉnh Khánh Hoà đề nghị làm rõ căn cứ khám xét khẩn cấp, đề nghị Cơ quan điều tra trả lại tài sản, con dấu, không phong toả tài sản công ty và cá nhân, trả lời rõ xem các ông có vi phạm pháp luật hay không?. Tuy nhiên, suốt từ đó đến nay đã quá hai tháng, Cơ quan Cảnh sát điều tra vẫn không đưa ra được kết luận điều tra và đương nhiên tài khoản của công ty và các cá nhân vẫn bị phong tỏa, rất nhiều tài
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
sản, con dấu vẫn bị thu giữ. Cơ quan Cảnh sát điều tra chỉ trả lời một cách chung chung là việc khám xét là đúng, vụ việc vẫn đang được điều tra.25
Từ vụ việc cho thấy những vi phạm khi tiến hành biện pháp khám xét khẩn cấp trong trường hợp này: khám xét xong không lập biên bản, lệnh khám xét khẩn cấp được đọc riêng không ai chứng kiến, địa điểm nhà bị khám xét không có trong lệnh khám xét nhà khẩn cấp. Cho thấy mặc dù pháp luật đã quy định trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở nhưng thực tế áp dụng không ít những chủ thể có quyền và nghĩa vụ áp dụng sai phạm khi tiến hành.
3.2.2.2. Giải pháp
Thứ nhất, để đảm bảo việc tiến hành mời đại diện chính quyền địa phương
chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm theo khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được tiến hành thống nhất quan điểm áp dụng trên thực tế. Theo người viết, cần đề ra phương hướng linh hoạt và thống nhất trong việc mời đại diện chính quyền phương tham gia chứng kiến hoạt động khám xét này để góp phần nâng cao hiệu quả của quy định pháp luật trên thực tế tạo tính minh bạch, hợp pháp của biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm. Mở các khóa tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cơ quan, người có quyền và trách nhiệm tiến hành biện pháp điều tra khám xét chỗ ở, địa điểm theo hướng vận dụng linh hoạt việc mời đại diện chính quyền địa phương tham gia chứng kiến có thể mời Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch hoặc cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc trong trường hợp cần thiết có thể Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn tham gia chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm được áp dụng trên địa bàn quản lý của họ. Việc có thể áp dụng hai nhóm chủ thể có thể đại diện chính quyền địa phương tham gia chứng kiến trong biện pháp khám xét này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm được tiến hành nhanh chóng đảm bảo yếu tố bất ngờ, bí mật. Vì đôi lúc trên thực tế có thể xảy ra trường hợp, Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch hoặc cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn không thể có mặt tham gia chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm trên địa bàn của họ vì các yếu tố khách quan hay do chủ quan khi đó sẽ gây ảnh hưởng đến việc áp dụng biện pháp khám xét nên trong một số trường hợp đó có thể Trưởng hoặc Phó Trưởng Công an xã, phường, thị trấn tham gia chứng kiến. Như vậy, việc quy định của pháp luật phải
25 Nhà báo và công luận, Khánh Hòa: Bị đẩy đến đường cùng, doanh nghiệp gửi đơn tố cáo đến Bộ Công an, Tiến Hiểu, http://congluan.vn/tin-chi-tiet/0/50392/Khanh-Hoa-Bi-day-den-duong-cung,- doanh-nghiep-gui-don-to-cao-den-Bo-Cong-an.html, [truy cập ngày 06/10/2014].
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
có đại diện chính quyền địa phương chứng kiến hoạt động khám xét chỗ ở, địa điểm mặc dù trên thực tế xuất hiện hai quan điểm khác nhau nhưng nếu linh hoạt áp dụng phù hợp với tình hình thực tế mà áp dụng sẽ đem lại sự hiệu quả cho biện pháp khám xét đã áp dụng góp phần phát hiện, thu thập công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.
Thứ hai, đứng trước những thách thức về những bất cập, những vi phạm khi
áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong những thời gian qua mặc dù những quy định của pháp luật đã quy định rõ về căn cứ áp dụng, thẩm quyền ra lệnh khám xét, trình tự, thủ tục tiến hành biện pháp khám xét này. Vì thế, theo người viết có thể đưa ra các giải pháp sau nhằm khắc phục tình trạng này:
Thứ nhất, quy định các chế tài nghiêm khắc hơn về trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm khi phát sinh các hành vi vi phạm pháp luật để nâng cao trách nhiệm và góp phần hạn chế các trường hợp làm trái với các quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Thứ hai, đẩy mạnh chất lượng đào, nâng cao trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm cho người tiến hành các biện pháp khám xét nói riêng và người tiến hành các biện pháp điều tra khác nói chung. Thường xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức trong sạch.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
KẾT LUẬN
Các hoạt động điều tra nói chung và biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác điều tra vụ án hình sự và tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết vụ án. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, biện pháp khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm đứng trước những thách thức mới, yêu cầu phải hoàn thiện biện pháp này để đáp ứng tình hình mới.