Biện pháp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 67)

3.1.2.1. Thẩm quyền ra lệnh khám xét * Tồn tại * Tồn tại

Về thẩm quyền ra lệnh khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm được quy định tại Điều 141 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng xuất hiện những tồn tại như đã phân tích làm rõ ở tồn tại thứ hai, thứ ba, thứ tư ở phần phân tích của mục 3.1.1.2 thẩm quyền ra lệnh khám xét người.

* Giải pháp

Để nâng cao, hoàn thiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về thẩm quyền ra lệnh khám xét, người viết đã đưa ra đề xuất ý kiến ở giải pháp thứ hai, thứ ba, thứ tư của mục 3.1.1.2 về thẩm quyền ra lệnh khám xét người.

3.1.2.2. Trình tự, thủ tục khám xét * Tồn tại * Tồn tại

Thứ nhất, khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định:

trong trường hợp đương sự, và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn

hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện

chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến”. Theo quy định này đã đưa ra yếu

tố “lâu ngày” nhưng không có văn bản hướng dẫn về việc đi vắng bao nhiêu ngày

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm của một người khi việc khám xét này không thể trì hoãn. Như vậy, trong trường hợp này không thể mập mờ trong yếu tố xác định

lâu ngày” vì đều này ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người bị áp dụng biện

pháp khám xét chỗ ở, địa điểm.

Thứ hai, khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “Khi

khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến”. Người láng giềng được hiểu là người hàng xóm nên đôi lúc khi tiến hành biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm Cơ quan điều tra phải mời người hàng xóm làm người chứng kiến nhưng do họ thường né tránh và từ chối buộc Điều tra viên phải mời tổ Trưởng dân phố hoặc Trưởng thôn, xóm chứng kiến dù biết rằng có nhiều trường hợp Trưởng thôn, xóm hoặc tổ Trưởng dân phố không phải là người láng giềng của người bị khám xét chỗ ở, địa điểm. Việc làm này là chưa đúng với các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành nhưng do người láng giềng từ chối hay né tránh làm người chứng kiến nên có thể dẫn đến việc mời Trưởng thôn, xóm hoặc tổ Trưởng tổ dân phố.

Thứ ba, theo khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: “trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện

chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến”. Như vậy, thuật ngữ “đương sự

được sử dụng có thể khó khăn cho việc xác định đối tượng bị áp dụng đối với từng trường hợp cụ thể mà thuật ngữ “đương sự” mà điều luật khác của Bộ luật này đã quy định như đã phân tích ở mục 3.1.1.1 về đối tượng bị khám xét của biện pháp khám xét người.

* Giải pháp

Thứ nhất, để tạo điều kiện cho việc áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, địa

điểm trong trường hợp không thể trì hoãn tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được cụ thể, rõ ràng hơn. Người viết kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, bổ sung, hướng dẫn quy định về khoảng thời gian hợp lý với biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm để xem xét yếu tố “lâu ngày” được quy định ở Điều luật nói trên.

Thứ hai, để tháo gỡ những khó khăn và tránh vi phạm pháp luật khi Cơ quan

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

sửa đổi cụm từ “người láng giềng” tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thành cụm từ “người cùng thôn, xóm hoặc tổ dân phố”. Vậy khoản 2 Điều 143 Bộ luật này như sau: “Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người cùng thôn, xóm hoặc tổ dân phố chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai

người láng giềng chứng kiến”.

Thứ ba, để đảm bảo việc quy định của pháp luật phù hợp và xác định rõ chủ

thể bị áp dụng theo khoản 2 Điều 143 Bộ luật này, người viết kiến nghị thay thuật ngữ “đương sự” tại khoản 2 Điều 143 thành “người bị khám chỗ ở, địa điểm”. Như vậy, khoản 2 Điều 143 kiến nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Khi khám chỗ ở, địa điểm phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp người bị khám chỗ ở, địa điểm và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện

chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến”.

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 67)