Trình tự, thủ tục khám xét người không cần có lệnh

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 46)

Khi tiến hành khám xét người trong trường hợp không cần có lệnh khám xét cũng phải tiến hành theo quy định nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến được quy định tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật này. Vì khám xét trong trường hợp này mang tính chất cấp bách, không thể trì hoãn trong số những người tiến hành khám không có nữ giới khi tiến hành khám xét đối tượng nữ giới thì có thể trưng dụng cán bộ phụ nữ của chính quyền địa phương hoặc đối tượng nữ giới tại chỗ nhưng phải đảm bảo tiêu chuẩn đã được phân tích ở trên trong trường hợp khám xét người theo lệnh khám xét, nhưng cần hướng dẫn họ cách thức khám xét, đảm bảo yêu cầu đặt ra và pháp luật.

Trường hợp khám xét người mà không cần có lệnh được quy định tại khoản 3 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Có thể tiến hành khám người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định

người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ”. Như

vậy, có hai trường hợp khám người mà không cần có lệnh như sau:  Trong trường hợp bắt người.

 Khi có căn cứ khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ.

* Trường hợp 1: Trong trường hợp bắt người

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định 4 trường hợp bắt người: bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã. Trong bốn trường hợp bắt người này, hai trường hợp bắt người phạm tội quả tang và bắt người đang bị truy nã không cần có lệnh bắt mà bất cứ người nào cũng có thể bắt và có thể tiến hành biện pháp khám xét người đối với hai đối tượng trên. Đối với hai trường hợp còn lại là bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người trong trường hợp khẩn cấp thì người thi hành lệnh bắt có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh. Từ đó cho thấy, hai trường hợp bắt bị can, bị cáo để tạm giam và bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành theo lệnh bắt của cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được trao quyền khám xét cũng là sự hợp lý với thực tiễn của hoạt

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

động điều tra vụ án hình sự. Nhưng đối với hai trường hợp bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang và bắt người đang vụ truy nã xuất phát từ tính chất bất cứ người nào cũng có bắt mà quy định những trường hợp này có thể khám xét người mà không cần có lệnh có thể dẫn đến sự lạm dụng việc khám xét người để vi phạm đến quyền tự do thân thể của công dân. Hiện nay, cơ quan có thẩm quyền chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện khám xét người trong hai trường hợp bắt người vừa đã phân tích ở khoản 3 Điều 142 Bộ luật này.

* Trường hợp 2: Khi có căn cứ khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ

Đối tượng bị khám xét người không phải là người bị bắt như trường hợp thứ nhất và cũng không phải là đối tượng bị khám theo lệnh khám xét tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Đối tượng bị khám xét trong trường hợp này là những người có mặt tại nơi khám xét mà những người tiến hành khám xét có căn cứ khẳng định họ giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ như đã phân tích ở đối tượng bị khám xét người ở phần đầu.

Để tiến hành khám xét người không cần có lệnh, người tiến hành khám xét phải có căn cứ khẳng định chứ không phải căn cứ nhận định. Điều đó có nghĩa là, người tiến hành khám xét phải biết một cách chắc chắn việc người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người đồ vật, tài liệu cần thu giữ do đã tự mắt nhìn thấy hoặc bằng các phương tiện kỹ thuật ghi lại sự kiện đó, hoặc người có mặt tại nơi khám xét nhìn thấy và báo lại cho người tiến hành khám xét biết. Căn cứ khẳng định này rất quan trọng để tiến hành các đối tượng trong trường hợp này để tránh người tiến hành tố tụng khám xét những người có mặt tại nơi khám xét theo ý chí chủ quan của mình. Nếu việc áp dụng biện pháp khám xét người mà không cần có lệnh theo các căn cứ không đủ khẳng định, không tìm thấy trong người đối tượng có mặt tại nơi khám xét có đồ vật, tài liệu cần thu giữ, thì người tiến hành khám xét phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình theo pháp luật. Từ đó căn cứ khẳng định này đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải biết một cách chắc chắn và góp phần nâng cao trách nhiệm của người tiến hành khám xét.

Từ những phân tích ở hai trường hợp trên, việc quy định khám xét người không cần có lệnh trong hai trường hợp nêu trên là xuất phát từ thực tiễn đấu tranh, phòng chống tội phạm, nhằm đảm bảo việc thu giữ kịp thời các đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, không để cho người có đồ vật, tài liệu có thời gian cất giấu hoặc tiêu hủy gây bất lợi cho công tác điều tra vụ án hình sự.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

Khi tiến hành khám xét người kết thúc, người tiến hành khám xét phải lập biên bản về việc khám xét người trong trường hợp này theo quy định tại Điều 95, Điều 125 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như đã phân tích ở trường hợp khám xét người theo lệnh ở trên.

Trong trường hợp tuy không thu được đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nhưng người bị khám xét có yêu cầu lập biên bản, thì người tiến hành lập biên bản khám xét theo quy định trên.

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)