Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong điều

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 53)

 Khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong trường hợp không thể trì hoãn.

2.2.4.1. Trình tự, thủ tục khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong điều kiện bình thường kiện bình thường

Việc tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm trong điều kiện bình thường phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến đã được quy định tại khoản 2 Điều 143 Bộ luật này. Quy định này có ý nghĩa bảo đảm việc khám xét, thu thập tài liệu, chứng cứ được tiến hành khách quan, phòng ngừa kẻ xấu lợi dụng, giả danh người có chức trách xâm phạm tài sản của công dân.

Từ quy định trên cho thấy, khi tiến hành khám xét chỗ ở, địa điểm nhất thiết phải có mặt đầy đủ bao nhóm đối tượng sau:

 Có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên  Người láng giềng chứng kiến.

Chỗ ở và địa điểm khám xét là nơi cất giữ những tài sản của cá nhân, gia đình họ, vì thế sự có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ là cần thiết, những nơi này liên quan trực tiếp đến quyền dân chủ, quyền bất khả xâm phạm của công dân. Sự có mặt của họ khi cơ quan, người tiến hành khám xét đảm bảo sự công bằng, minh bạch vì họ có thể biết lí do bị khám xét, thực hiện những quyền mà họ được phép và đồng thời quan sát tiến trình khám xét để đảm bảo họ không bị vu khống hay những sự việc chủ quan của người tiến hành khám xét có thể gây bất lợi cho họ.

Bên cạnh đó, khi khám xét chỗ ở, địa điểm phải có đại diện chính quyền địa xã, phường, thị trấn chứng kiến. Quy định này nhằm mục đích có sự giám sát của chính quyền địa phương đối với biện pháp khám xét trên địa bàn quản lý của mình và có trách nhiệm xác nhận nội dung, kết quả khám xét để đảm bảo hoạt động khám xét diễn ra là khách quan. Nhưng theo quy định trên thì chỉ quy định phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn mà không quy định rõ chức danh người được mời đại diện cho chính quyền địa phương khi áp dụng biện pháp khám xét chỗ ở, địa điểm.

Khi khám xét chỗ ở, địa điểm có phải có hai chủ thể được phân tích trên, đồng thời của có sự góp mặt của người láng giềng chứng kiến hoạt động khám xét trong trường hợp này. Người láng giềng trong trường hợp này là người hàng xóm với người bị khám xét chỗ ở, địa điểm. Từ quy định này, người láng giềng chứng kiến hoạt động khám xét nhằm đảm bảo tính minh bạch của biện pháp khám xét trong trường hợp này, vì có đại diện chính quyền địa phương tham gia chứng kiến việc quy định phải có người láng giềng chứng kiến là cần thiết đảm bảo sự công bằng tránh sự thông đồng về quyền lực của người tiến hành khám xét và đại diện chính quyền địa phương. Nhưng không phải lúc nào mời người láng giềng chứng kiến cũng được thuận lợi vì một số lí do khách quan mà họ thường né tránh và từ chối tham gia chứng kiến.

Khi tiến hành khám xét chỗ ở trong điều kiện bình thường thì không được khám xét chỗ ở vào ban đêm theo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo khoản 1 Điều 96 Bộ luật này có quy định: “Đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau”. Như vậy, việc khám xét chỗ ở trong trường hợp này được tiến hành từ sau 6 giờ sáng đến trước 22 giờ cùng ngày. Ngoài khoảng thời gian đó, việc khám xét chỗ ở là bất hợp pháp và không thể tiến hành

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

biện pháp khám xét chỗ ở trong điều kiện bình thường này. Quy định về thời gian khám xét này góp phần đảm bảo sinh hoạt bình thường của gia đình người bị khám xét và không gây ảnh hưởng đến hàng xóm xung quanh của họ.

Việc khám xét chỗ làm việc liên quan trực tiếp quyền bất khả xâm phạm đến chỗ làm việc bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, khi tiến hành biện pháp khám xét chỗ làm việc của một người phải có mặt người đó và phải có đại diện của cơ quan người bị khám xét chỗ làm việc chứng kiến theo quy định tại khoản 4 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Chỗ làm việc của một người bị áp dụng biện pháp khám xét thì nhất thiết phải có mặt của người đó tại nơi làm việc của họ để đảm bảo dân chủ và để biết cơ quan tiến hành, lý do khám xét chỗ làm việc, chứng kiến người tiến hành khám xét. Bên cạnh đó, khi tiến hành khám xét chỗ làm việc phải có đại diện cơ quan đó chứng kiến vì đại diện cơ quan là người lãnh đạo hoặc quản lý đối tượng bị khám xét chỗ làm việc và đồng thời liên quan trực tiếp đến uy tín, lợi ích của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp họ. Sự quy định có sự góp mặt của đại diện cơ quan có chỗ làm việc bị khám xét nhằm để xác nhận quá trình, kết quả khám xét hoặc có thể đưa ra ý kiến về việc khám xét mà họ chứng kiến.

Khi tiến hành khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm những người có mặt tại nơi khám xét không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám xét, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong được quy định tại khoản 5 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Những người có mặt tại nơi khám xét có thể là người được mời tham gia chứng kiến theo pháp luật tố tụng hình sự, những người trong gia đình khi tiến hành khám xét chỗ ở, những người cùng phòng làm việc hoặc một số người đang có mặt tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm đó thì bị khám xét theo pháp luật. Những người này có thể che giấu đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án mà người tiến hành khám xét hướng đến hoặc có thể tiết lộ thông tin về việc khám xét cho các đối tượng khác ở bên ngoài để che giấu tiêu hủy các chứng cứ khác có liên quan và một số hành vi khác gây ảnh hưởng đến việc tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Trong quá trình khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám xét. Nếu có lí do chính đáng cần tạm thời ra ngoài, cần phải được người tiến hành khám xét đồng ý. Nhưng trong trường hợp này cần quan sát, theo dõi chặt chẽ đối tượng này trước khi cho phép họ rời khỏi nơi khám xét. Những người có mặt nơi đang tiến hành khám xét trong trường hợp này không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

người khác ngoài khu vực khám xét bằng tất cả các phương tiện giúp liên lạc với nhau nhằm đảm bảo sự hiệu quả, bí mật của việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm.

Để nâng cao hiệu quả của hoạt động khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm phòng ngừa những vi phạm xảy ra, khi tiến hành khám xét cần lưu ý:

 Khi khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm phải tôn trọng phong tục, tập quán ở nơi khám xét và đảm bảo các yêu cầu chính trị, pháp luật, tính hiệu quả nhằm phát hiện, thu giữ các công cụ, phương tiện phạm tội, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án.

 Phải có phương án hợp lý, đảm bảo an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại xảy ra khi sử dụng các công cụ, phương tiện nghiệp vụ và phải có ý thức đảm bảo tài sản của đối tượng bị khám xét.

 Khi phát hiện đồ vật, tài liệu cần thu giữ phải yêu cầu đối tượng có chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm bị khám xét, người chứng kiến cùng xem xét, có chụp ảnh, hoặc có thể vẽ sơ đồ nơi khám xét và thu giữ lại để phục vụ công tác về sau khi có yêu cầu.

Trong quá trình khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nếu phát hiện các đồ vật là vật chứng và tài liệu có liên quan trực tiếp đến vụ án thì Điều tra viên được quyền tạm giữ đồ vật đó. Trình tự, thủ tục tạm giữ đồ vật, tài liệu khi khám xét được quy định tại Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Khi tiến hành khám xét xong phải lập biên bản về việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo quy định tại các Điều 95, Điều 125 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó, biên bản khám xét người phải ghi rõ về địa chỉ chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, người tiến hành, tham gia hoặc có liên quan đến việc khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm; ngày, giờ, tháng, năm tiến hành khám xét; thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc việc khám xét; diễn biến của việc khám xét; những công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài liệu thu giữ được; thái độ của người bị khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm và những khiếu nại, yêu cầu hoặc đề nghị của người có đối tượng bị khám xét, người chứng kiến. Biên bản khám xét người phải được đọc lại cho đương sự, những người có mặt nghe, cùng ký xác nhận. Trong trường hợp tuy không thu được đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, nhưng người có đối tượng bị khám xét có yêu cầu lập biên bản, thì người tiến hành khám xét phải lập biên bản khám xét theo quy định trên.

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 53)