Tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 51)

Căn cứ này áp dụng cho trường hợp khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nhằm phát hiện người đang bị truy nã lẩn trốn trong các đối tượng bị khám xét như đang lẩn trốn tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 có quy định: “Việc khám chỗ ở, chỗ làm việc, địa

điểm cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã”. Vì vậy, ngoài

căn cứ nhận định chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm của một người có công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án đã được phân tích ở trên thì chỉ được tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm khi có căn cứ xác định người đang bị truy nã trốn ở đó. Khi áp

21 Dân Trí, Khám xét vườn nhà vợ Bí thư xã, phát hiện xương, tro, hài cốt, Công Quang,

http://dantri.com.vn/phap-luat/kham-xet-vuon-nha-vo-bi-thu-xa-phat-hien-xuong-tro-hai-cot- 707146.htm , [truy cập ngày 25/10/2014].

GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên

dụng biện khám xét này thì cơ quan, người có thẩm quyền phải có các tài liệu, chứng cứ đủ để dự báo khả năng người đang bị truy nã đang trốn tránh tại chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm nhất định, thì khi đó mới có căn cứ áp dụng biện pháp khám xét này. Khả năng dự báo người đang bị truy nã lẩn trốn là hoạt động nghiên cứu, thu thập các nguồn tin là rất quan trọng khi tiến hành khám xét chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm theo căn cứ này.

Một phần của tài liệu khám xét người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)