Để nâng cao trách nhiệm của các chủ thể tiến hành tố tụng và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định trách nhiệm này tại Điều 12 Bộ luật này. Có thể nói đây là một đảm bảo pháp lý hết sức quan trọng giúp cho hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành đúng pháp luật. Theo đó, nguyên tắc này đòi hỏi cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải nghiêm chỉnh thực hiện những quy định của pháp luật đảm bảo không tiến hành sai đối tượng hoặc bỏ lọt tội phạm. Bên cạnh đó, việc đảm bảo trách nhiệm ràng buộc đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng góp phần nâng cao trách nhiệm trong khi thực hiện nhiệm vụ và đồng thời tránh các hành vi làm trái pháp luật gây ảnh hưởng đến các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. Việc thực hiện các hoạt động điều tra mà cụ thể là biện pháp khám xét phải đảm bảo tính chính xác, có căn cứ, đúng đối tượng, đúng trình tự, thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng bị khám xét vì các đối tượng này rất dễ bị xâm phạm.
Cụ thể hóa nguyên tắc này, Điều 149 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định trách nhiệm của người ra lệnh và thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm: “Người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, kê biên tài sản, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi
phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự”.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khám xét, cơ quan có thẩm quyền và người tiến hành khám xét phải chịu trách nhiệm về những hành vi và quyết định của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà phát sinh vi phạm những quy định của pháp luật. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi mà Bộ luật hình sự hiện hành có những quy định cụ thể hơn về các tội phạm trong hoạt động tư pháp ở Chương XXII, có thể kể đến như quy định tại khoản 1 Điều 296 Bộ luật hình sự hiện hành:
“Người nào có thẩm quyền trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án ra
quyết định mà mình biết rõ là trái pháp luật gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
đảm bảo thực hiện tốt hơn các quyền của công dân mà cụ thể ở đây là người bị khám xét.
Đối với một số cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khám xét như đơn vị Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân cũng phải tuân theo nguyên tắc này.
Bên cạnh đó, người có thẩm quyền tiến hành khám xét làm trái pháp luật trong việc khám xét thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỉ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Mặc dù, pháp luật cho phép họ được tiến hành các hoạt động khám xét khi cần thiết nếu có các căn cứ pháp lý nhưng trong trường hợp những người này không tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì họ phải chịu trách nhiệm về hành vi và quyết định của mình. Nếu các hành vi làm trái pháp luật chưa cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị xử lý kỉ luật theo các hình thức kỉ luật công chức. Trong trường hợp hành vi làm trái pháp luật cấu thành tội phạm thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành.