Thứ nhất, trong trường hợp này khám xét người đối tượng chuyển đổi giới tính trên thực tế thì theo người viết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần chú trọng đến đối tượng người chuyển giới mà đây là vấn đề đem lại nhiều sự quan tâm trong xã hội khi áp dụng biện pháp khám xét người. Vì lẽ đó, theo người viết cần có các hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ khi khám xét người đối với các đối tượng người chuyển đổi giới tính theo hướng vận dụng linh hoạt theo từng trường hợp cụ thể theo hướng như sau: người khám xét và người chứng kiến cần là người cùng giới
23 Báo mới, Khám ngực trái luật và nhiều vụ khám xét, bắt giữ "khuất tất",http://www.baomoi.com/Kham-nguc-trai-luat-va-nhieu-vu-kham-xet-bat-giu-khuat-
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
với giới tính của họ sau khi đã phẫu thuật chuyển giới. Song song đó, cơ quan có thẩm quyền cần bồi dưỡng kiến thức về nhóm đối tượng người chuyển đổi giới tính, nâng cao tinh thần đạo đức không có thái độ kì thị đối với đối tượng này khi áp dụng biện pháp khám xét người trên thực tế. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền cần có các biện pháp xem sự vận dụng việc khám xét trong trường hợp này là không vi phạm pháp luật tố tụng hình sự. Vì hiện nay, pháp luật nước ta chưa công nhận đối tượng người chuyển đổi giới tính nên việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp lý về đối tượng này sẽ gặp không ít những vướng mắc. Bên cạnh đó, cộng đồng xã hội đã đạt đến trình độ phát triển nhất định để tạo tính khách quan về nhu cầu chuyển đổi giới tính thì buộc lòng cơ quan có thẩm quyền phải tính đến quyền lợi của các nhóm người chuyển đổi giới tính mà đã ít được sự quan tâm, chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội.
Thứ hai, đứng trước những yêu cầu của giai đoạn hiện tại, bên cạnh việc xây
dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động điều tra cũng nhưng cụ thể là biện pháp khám xét trong đó có khám xét người thì việc xây dựng đội ngũ cán bộ điều tra, người có thẩm quyền, trách nhiệm tiến hành biện pháp khám xét trong sạch, giỏi về nghiệp vụ và có đạo đức tinh thần trách nhiệm là vô cùng quan trọng.
Năng lực, trình độ chuyên môn của những chủ thể có quyền và nghĩa vụ trong việc áp dụng biện pháp khám xét người có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, tính hiệu quả của biện pháp điều tra này. Như đã trình bày, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại trong việc áp dụng biện pháp khám xét người là do hạn chế về trình độ nghiệp vụ, nhận thức trách nhiệm và pháp luật của một bộ phận chủ thể có quyền hạn, trách nhiệm trong việc áp dụng, tiến hành biện pháp này vẫn chưa được đề cao, vẫn còn tình trạng lạm dụng quyền hạn gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng bị khám xét người. Để nâng cao hiệu quả của việc áp dụng biện pháp khám xét người cũng như khắc phục những tình trạng khám xét người không có căn cứ, không đúng trình tự, thủ tục… người viết có thể đưa ra một số giải pháp kiến nghị sau:
Thứ nhất, mở các khóa bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức trong sạch, khiêm tốn, tinh thần trách nhiệm của các chủ thể có quyền và nghĩa vụ áp dụng, tiến hành biện pháp khám xét người cũng như các biện pháp khám xét còn lại. Bên cạnh đó, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo về kỉ năng và nghiệp vụ khi áp dụng biện pháp khám xét người phù hợp với tình hình hiện nay và thời gian tới.
GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trương Công Nguyên
Thứ hai, cần nâng cao các chế tài thích đáng đối với những trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về biện pháp khám xét người. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng phù hợp cho những chủ thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi tiến hành biện pháp khám xét người cũng như các biện pháp điều tra khác để tạo động lực hoàn thành nhiệm vụ cho các chủ thể có quyền và nghĩa vụ tiến hành.