Trong trường hợp một người chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 46)

lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp

Khi xem xét quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật hình sự: “Trong trường hợp một

người phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này” thì trường hợp này khác so với hai trường hợp

ở khoản 1, khoản 2 ở chỗ: Trường hợp này bị cáo đã có nhiều bản án có hiệu lực pháp luật nhưng các bản án này chưa được tổng hợp thành hình phạt chung. Do vậy, Tòa án cần thiết phải tổng hợp hình phạt chung buộc bị cáo phải chấp hành. Còn trường hợp quy định ở khoản 1, khoản 2 Điều 51, bị cáo đang phải chấp hành một bản án lại bị đưa ra xét xử về một hay nhiều tội phạm khác (tội cũ hoặc tội mới) và hình phạt tổng hợp được tuyên ở bản án thứ hai. Nghĩa là:

- Nếu bản án sau tuyên hình phạt về tội xảy ra trước khi có bản án đang phải chấp hành thì tổng hợp theo khoản 1. Ví dụ: Ngày 20/8/2011 H phạm tội buôn lậu theo khoản 1 Điều 153 Bộ luật hình sự và đến ngày 15/10/2011 thì bị Tòa án tỉnh Y tuyên phạt ba năm tù giam. Chấp hành hình phạt được một năm H đã bỏ trốn sang tỉnh M. Ngày 15/11/2012, H đã bị Tòa án tỉnh M xét xử về tội cho vay nặng lãi theo khoản 2 Điều 163 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt ba năm tù (Tội này được thực hiện vào năm 2010). Tuy nhiên, do Tòa án tỉnh M không biết H đang phải chấp hành một bản án khác nên đã không tổng hợp hình phạt mà chỉ buộc bị cáo chấp hành hình phạt là ba năm tù. Sau đó, Tòa án tỉnh M đã phát hiện ra là trước đó H đang chấp hành hình phạt tù ở tỉnh Y được một năm. Chính vì thế, căn cứ vào khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự Tòa án tỉnh M đã ra quyết định tổng hợp hình phạt chung của bị cáo H là sáu năm tù và thời gian chấp hành hình phạt của bản án trước là một năm sẽ được trừ vào hình phạt chung. Như vậy, thời gian mà H phải chấp hành hình phạt tù còn lại là năm năm.

- Nếu bản án sau tuyên hình phạt về tội xảy ra trong khi đang chấp hành một bản án thì tổng hợp theo khoản 2. Ví dụ: A phạm tội trộm cắp tài sản và bị Tòa án tỉnh H tuyên phạt bảy năm tù giam (theo khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự). Khi chấp hành hình phạt được một năm A đã bỏ trốn sang tỉnh K và đã phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nên bị Tòa án tỉnh K tuyên phạt bốn năm tù giam (theo khoản 2 Điều 104). Tuy nhiên, do Tòa án ở tỉnh K không biết A đang phải chấp hành một bản án khác nên đã không tổng hợp hình phạt mà chỉ buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt là bốn năm tù. Sau đó, Tòa án ở tỉnh K đã phát hiện ra là trước đó A đang chấp hành hình phạt tù ở tỉnh H được một năm. Chính vì thế, căn cứ vào khoản 2 Điều 51 Bộ luật hình sự Tòa án ở tỉnh K đã ra quyết định tổng hợp hình phạt của tội phạm mới là bốn năm tù với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước là sáu năm tù và buộc A phải chấp hành hình phạt chung là mười năm tù.

Bên cạnh đó, quy định tại khoản 3 còn khác ở khoản 1, khoản 2 ở chỗ: Chủ thể tổng hợp hình phạt theo khoản 3 là Chánh án Tòa án và các bản án đều đã có hiệu lực pháp luật.

Việc quy định về trường hợp tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xét xử. Bởi vì, trong thực tế, khi xét xử vì một số lý do khách và chủ quan mà Tòa án chưa tổng hợp hình phạt của các bản án nên việc quy định này sẽ khắc phục được những thiếu sót của Tòa án và đảm bảo được nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Theo quy định của Điều 51 Bộ luật hình sự thì việc tổng hợp hình phạt của bản án đang xét xử với hình phạt của bản án khác đã có hiệu lực pháp luật. Cần chú ý hai trường hợp sau:

Một là, nếu bị cáo đã bị đưa ra xét xử trong hai vụ án khác nhau thì Tòa án xét xử

sau phải đợi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với vụ án trước rồi mới tổ chức xét xử vụ án sau. Nếu bản án trước không bị kháng cáo hoặc kháng nghị, thì Tòa án xét xử vụ án sau thực hiện việc quyết định hình phạt chung cho cả hai bản án;

Hai là, nếu bản án trước bị kháng cáo hoặc kháng nghị thì Tòa án xét xử sơ thẩm

sau chỉ quyết định hình phạt đối với tội mà mình xét xử. Việc tổng hợp hình phạt chung của hai bản án sẽ do Tòa án cấp phúc thẩm thực hiện. Trường hợp bản án trước đã được xét xử phúc thẩm thì Tòa án cấp sơ thẩm xét xử sau thực hiện việc tổng hợp hình phạt theo quy định chung11

.

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 46)