bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo
Trong thực tế, có nhiều trường hợp một người đang được hưởng án treo, sau đó lại phát hiện họ có hành vi phạm một tội khác mà hành vi xảy ra trước khi có bản án treo. Trong trường hợp này nếu người đó lại bị xét xử thì có có nhiều quan điểm cho rằng:
“Trong trường hợp một người đã được Tòa án cho hưởng án treo sau đó lại bị phát hiện về hành vi phạm tội xảy ra trước khi có bản án treo và lại được Tòa án cho hưởng án treo một lần nữa thì Tòa án không được tổng hợp các bản án treo. Trong trường hợp này, cả
17
Nguyễn Thị Minh Thu, Một số vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định án treo, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ 1 tháng 10/2011, tr. 25.
hai bản án treo đều song song tồn tại và người bị kết án đồng thời phải chấp hành cả hai bản án treo”.
Theo hướng dẫn của Nghị quyết số 01/1990/NQ-HĐTP ngày 08/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn tại điểm 2 mục IV đó là:
“... Nếu trong thời gian thử thách người được hưởng án treo lại bị phạt tù về tội đã thực hiện trước khi bị phạt tù và được hưởng án treo thì tùy trường hợp, Tòa án có thể cho hoặc không cho hưởng án treo một lần nữa. Nếu Tòa án không cho hưởng án treo một lần nữa và người bị kết án chấp hành hình phạt tù trong thời gian thử thách của án treo thì thời gian chấp hành hình phạt tù được tính vào thời gian thử thách của án treo. Nếu cho người bị kết án hưởng án treo một lần nữa, thì Tòa án tổng hợp hình phạt tù của hai bản án. Trong trường hợp này cần chú ý là chỉ khi hình phạt chung của hai bản án không vượt quá năm năm tù thì mới cho hưởng án treo và thời gian thử thách không dưới một năm, không được quá năm năm và không được ít hơn mức hình phạt chung....”. Như vậy, có thể thấy đây là quy định hướng dẫn có tính tùy nghi, bởi vì, việc cho hưởng án treo nữa hay không là thuộc quyết định của Tòa án. Bên cạnh đó, Nghị quyết này là hướng dẫn Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985. Đến nay, đã được thay thế bởi Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 và hướng dẫn về án treo quy định tại Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 cũng đã có sự thay đổi. Ngày 02/10/2007 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2007/NQ- HĐTP hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự 1999, trong đó có hướng dẫn về việc áp dụng án treo, nhưng không hướng dẫn việc tổng hợp hình phạt của các bản án cho hưởng án treo sau đó ấn định thời gian thử thách chung của hai bản án.
Nghị quyết số 01/2013/NQ – HĐTP ngày 06/11/2013 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 về án treo. Cụ thể tại Điều 7 Nghị quyết này quy định:
“Trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác, thì Tòa án xét xử, quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không cho hưởng án treo một lần nữa. Người phạm tội
đồng thời phải chấp hành hai bản án. Việc thi hành bản án trong trường hợp này do các cơ quan được giao trách nhiệm thi hành án hình sự phối hợp thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Luật thi hành án hình sự”.
Từ quy định hướng dẫn này cho thấy: Trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác thì bắt buộc “không cho hưởng án treo một lần nữa”. Quy định này không còn
mang tính chất tùy nghi như các quy định trước đó “....Tòa án có thể cho hoặc không cho
hưởng án treo một lần nữa....”.
Ví dụ: Ngày 15/01/2014, Nguyễn Văn A phạm tội chống người thi hành công vụ. Ngày 20/4/2014, Nguyễn Văn A bị Tòa án nhân dân huyện H tuyên phạt sáu tháng tù về tội Chống người thi hành công vụ nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là một năm. Sau khi bị kết án và bản án có hiệu lực pháp luật, Cơ quan cảnh sát điều tra lại phát hiện trước đó, ngày 12/12/2013, Nguyễn Văn A còn phạm tội trộm cắp tài sản và bị truy tố ra Tòa án huyện K. Đối với trường hợp này, khi xét xử Tòa án huyện K sẽ không cho Nguyễn Văn A hưởng án treo nữa. Nếu bản án của Tòa án huyện K không bị kháng cáo, kháng nghị và có hiệu lực pháp luật thì Nguyễn Văn A phải chấp hành đồng thời hai bản án.
Tóm lại, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện – một chế định thể hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong Luật hình sự. Tuy nhiên, nếu người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì Tòa án buộc họ phải chấp hành hình phạt của bản án đã cho hưởng án treo và tổng hợp hình phạt của bản án mới thành hình phạt chung. Trường hợp người được hưởng án treo lại bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và không cho hưởng án treo một lần nữa. Người phạm tội đồng thời phải chấp hành hai bản án.