Khái niệm về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộ

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 34)

“Phạm nhiều tội là trường hợp một người thực hiện một hoặc một số hành vi cấu thành những tội phạm khác nhau được pháp luật hình sự quy định” 8

.

Việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau:

8

Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - quyển 1 - Phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009, tr.428.

Thứ nhất, bị cáo bị xét xử một lần về hai tội phạm trở lên. Các tội này có thể được

thực hiện cùng một lúc nhưng cũng có thể được thực hiện ở từng thời điểm khác nhau.

Thứ hai, các tội phạm đó và hình phạt được quy định ở các điều luật khác nhau của

phần các tội phạm nhưng cũng có thể có trường hợp các tội phạm này được quy định ở các khung khác nhau của cùng một điều luật. Ví dụ: Một người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc tố cáo của người khác, đồng thời có hành vi trả thù người tố cáo thì bị xét xử theo hai tội được quy định tại khoản 1 Điều 132 và tại khoản 2 Điều 132 Bộ luật hình sự hiện hành và hình phạt chung được quyết định trên cơ sở hình phạt đối với từng tội đó.

Thứ ba, trong số các tội phạm được đem ra xét xử không có tội phạm nào được xét

xử trước đó (nếu có tội đã được xét xử trước đó thì phải áp dụng Điều 51 Bộ luật hình sự để tổng hợp).

Thứ tư, các tội phạm đang còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa

được đại xá.

Trong trường hợp này, Tòa án không chỉ quyết định hình phạt đối với một tội mà còn phải quyết định hình phạt đối với nhiều tội mà bị cáo đã phạm. Trước khi quyết định hình phạt chung cho bị cáo, Tòa án phải tuyên hình phạt riêng cho từng tội. Như vậy, khi quyết định hình phạt đối với từng tội Tòa án vẫn phải tuân thủ các quy định về quyết định hình phạt. Đồng thời, khi tổng hợp hình phạt thành hình phạt chung thì phải áp dụng các quy định riêng đối với trường hợp phạm nhiều tội.

Để tổng hợp hình phạt đúng trong trường hợp phạm nhiều tội thì việc hiểu rõ khái niệm “phạm nhiều tội” là một vấn đề quan trọng. Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt

Nam, khái niệm này chưa từng được quy định trực tiếp trong Bộ luật hình sự. Trong thực tế xét xử thường gặp những trường hợp sau đây:

- Bị cáo thực hiện nhiều hành vi phạm tội khác nhau ở các thời điểm khác nhau, mỗi hành vi cấu thành một tội phạm và nhằm vào mục đích khác nhau, không có quan hệ hữu cơ với nhau thì xử về nhiều tội. Trong trường hợp này dấu hiệu đặc trưng là các hành vi phạm tội có tính chất khác nhau giữa các lần thực hiện hành vi có khoảng cách nhất

định về thời gian. Ví dụ: A có hành vi cố ý đánh K tỷ lệ thương tật là 15%, sau đó A lại có hành vi trộm cắp một dàn máy CD trị giá bảy triệu đồng của M, A bị phát hiện và bị xét xử cùng một lúc về hai tội là Tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe người khác theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự và Tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Ta thấy rõ hai hành vi trên không cùng chung một mục đích. Hành vi đánh người mục đích là gây thương tích cho người khác, hành vi trộm cắp mục đích là muốn sở hữu tài sản của người khác.

- Bị cáo thực hiện nhiều hành vi, mỗi hành vi cấu thành một tội phạm cụ thể nhưng nhằm vào một mục đích thì:

+ Nếu tất cả những tội phạm đó đều là tội nghiêm trọng trở lên thì xử về nhiều tội. + Nếu có tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng và có tội phạm ít nghiêm trọng thì chỉ xét xử những tội phạm nghiêm trọng trở lên, những hành vi khác được xem xét để tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với bị cáo.

- Bị cáo có một hành vi phạm tội nhưng cấu thành nhiều tội phạm khác nhau được quy định ở các quy phạm pháp luật khác nhau của Bộ luật hình sự hiện hành9. Ví dụ: Một người dùng súng bắn chết người khác là phạm hai tội: Tội giết người (Điều 93) và Tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng (Điều 230).

Như vậy, theo quan điểm người viết: “Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm

nhiều tội là khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạt theo quy định của pháp luật hình sự (Điều 50 Bộ luật hình sự) buộc bị cáo phải chấp hành”.

Lưu ý: Cần phân biệt trường hợp phạm nhiều tội với phạm tội kéo dài, phạm tội liên tục và phạm tội nhiều lần

Phạm tội kéo dài: là trường hợp về bản chất và hành vi phạm tội kéo dài từ lúc bắt

đầu được thực hiện và chỉ kết thúc khi tội phạm bị phát hiện và bắt giữ hoặc người phạm

9

Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - quyển 1 - Phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, năm 2009, tr.428.

tội chủ động kết thúc việc phạm tội đó. Ví dụ: Tội đào nhiệm bắt đầu khi cán bộ, công chức cố ý từ bỏ nhiệm vụ công tác và kéo dài cho đến khi bị bắt giữ (Điều 288 Bộ luật hình sự năm 1999).

Phạm tội liên tục: là trường hợp người phạm tội thực hiện liên tục nhiều hành động

phạm tội cùng tính chất đối với cùng đối tượng và vì vậy, chỉ cấu thành một tội phạm. Ví dụ: Thủ quỹ một cơ quan lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhiều lần lấy tiền của cơ quan về sử dụng cho cá nhân là phạm Tội tham ô tài sản (ở dạng liên tục theo Điều 278 Bộ luật hình sự năm 1999).

Phạm tội nhiều lần: là trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm

tội cùng tính chất và cùng xâm hại một khách thể (nhưng không nhất thiết cùng đối tượng) và các hành vi có sự cách nhau một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Một người hôm nay trộm cắp xe đạp của A, hôm sau lại trộm cắp Honda của B,…là phạm tội trộm cắp nhiều lần.

Việc phân biệt như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc định tội danh, quyết định hình phạt và tổng hợp hình phạt. Bởi lẽ, nếu đó không phải là trường hợp phạm nhiều tội thì sẽ dẫn đến định tội danh sai và quyết định hình phạt cũng như tổng hợp hình phạt sẽ sai. Chính vì thế, khi xét xử, Tòa án phải hết sức chú ý vấn đề này.

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 34)