Quy định của pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tộ

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 60)

niên phạm nhiều tội

Khi quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Tòa án phải tuân thủ các nguyên tắc được quy định tại Điều 69 Bộ luật hình sự. Đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, việc tổng hợp hình phạt được quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự như sau:

“Đối với người phạm nhiều tội, có tội thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này.

2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.”

Theo đó, để tổng hợp hình phạt được trong trường hợp này thì Tòa án phải xác định hai vấn đề sau, đó là: xác định tội nặng nhất và thời điểm tội nặng nhất đó khi người chưa thành niên đã đủ 18 tuổi hay chưa. Để xác định tội nặng nhất cần phải dựa vào không chỉ Điều luật mà còn khoản của Điều luật được áp dụng. Mức cao nhất của khung hình phạt được áp dụng đối với tội nào, thì tội đó được coi là nặng nhất; nếu mức cao nhất bằng nhau thì phải xem trong mức tối thiểu của khung hình phạt áp dụng đối với các tội phạm; mức tối thiểu áp dụng đối với tội nào cao nhất, thì tội đó được coi là nặng nhất20

. Cụ thể, để xác định tội nặng hơn tội nào hay tội nào là nặng nhất thì theo quy định tại tiểu mục 2.2 mục 2 phần 2 Nghị quyết số 04/2004/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 05 tháng 11 năm 2004 hướng dẫn thi hành một số quy định của phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 như sau:

20

Uông Chu Lưu, BìnhluậnkhoahọcBộluậthìnhsựViệtNamnăm1999, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr.228.

+ Trước hết xem xét hình phạt chính đối với hai tội phạm, nếu tội nào điều luật có quy định loại hình phạt nặng nhất nặng hơn thì tội đó nặng hơn.

Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại Điều 93 quy định tội giết người có hình phạt nặng nhất là tử hình, còn tại Điều 104 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có hình phạt nặng nhất là tù chung thân. Vậy tội giết người là tội nặng hơn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

+ Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội là tù có thời hạn (không quy định hình phạt tử hình, hình phạt tù chung thân) thì tội nào, điều luật quy định mức hình phạt tù cao nhất đối với tội ấy cao hơn là tội đó nặng hơn.

Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại Điều 98 quy định về tội vô ý là chết người có hình phạt nặng nhất là mười năm tù, còn tại Điều 103 quy định về Tội đe dọa giết người có hình phạt nặng nhất là bảy năm tù. Vậy Tội vô ý giết người nặng hơn Tội đe dọa giết người.

+ Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều tử hình hoặc đều tù chung thân hoặc đều tù có thời hạn và mức hình phạt tù cao nhất đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật quy định mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn là tội đó nặng hơn.

Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại Điều 93 quy định về Tội giết người có hình phạt nặng nhất là phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình, còn tại Điều 342 quy định về Tội chống loài người có hình phạt nặng nhất là phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình. Vì Tội giết người có mức hình phạt tù khởi điểm cao hơn Tội chống loài người nên Tội giết người nặng hơn Tội chống loài người.

+ Trong trường hợp điều luật quy định loại hình phạt nặng nhất đối với cả hai tội đều là tù có thời hạn và mức hình phạt tù khởi điểm, mức hình phạt tù cao nhất như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định loại hình phạt chính khác nhẹ hơn (cải tạo không giam giữ, phạt tiền, cảnh cáo) thì tội đó nhẹ hơn. Nếu điều luật cùng quy định các loại hình phạt

như nhau, nhưng có mức cao nhất, mức khởi điểm khác nhau thì việc xác định tội nặng hơn, tội nhẹ hơn được thực hiện tương tự như hai trường hợp đầu tiên ở trên.

Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại Điều 253 quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy có mức hình phạt tù khởi điểm là bảy năm tù, có mức hình phạt tù cao nhất là mười lăm năm tù, còn tại Điều 256 quy định về Tội mua dâm người chưa thành niên cũng có mức hình phạt tù khởi điểm là bảy năm tù, có mức tù cao nhất là mười lăm năm tù. Tuy nhiên, Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy còn quy định người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng trong khi đó Tội mua dâm người chưa thành niên chỉ có thể phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng. Vậy Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nặng hơn Tội mua dâm người chưa thành niên.

+ Trong trường hợp điều luật quy định các loại hình phạt chính đối với cả hai tội như nhau, thì tội nào điều luật còn quy định hình phạt bổ sung là tội đó nặng hơn. Nếu điều luật cùng quy định hình phạt bổ sung như nhau, nhưng đối với tội này thì hình phạt bổ sung là bắt buộc, còn đối với tội khác hình phạt bổ sung có thể áp dụng, thì tội nào điều luật quy định hình phạt bổ sung bắt buộc là tội đó nặng hơn.

Ví dụ: Bộ luật hình sự hiện hành, tại khoản 2 Điều 102 quy định về tội không giúp người trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng có khuynh hướng hình phạt chính là phạt tù từ một đến năm năm, còn tại khoản 2 Điều 105 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt qua giới hạn phòng vệ chính đáng cũng có khung hình phạt chính là phạt tù từ một đến năm năm. Nhưng đối với Tội không cứu giúp người ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng lại có thêm quy định là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến ba năm. Vậy Tội không cứu giúp người ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nặng hơn Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

Trong trường hợp xác định được tội nặng nhất mà người chưa thành niên thực hiện khi đủ 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt theo quy định tại khoản 2 Điều 75 được đưa về thực hiện như Điều 50 để quyết định hình phạt chung.

Trong trường hợp khi xác định tội nặng nhất người chưa thành niên thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi thì áp dụng khoản 1 Điều 75 để tổng hợp. Khi căn cứ vào Điều 74 và khoản 1 Điều 75 có thể thấy: Người chưa thành niên phạm tội được chia làm hai độ tuổi. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Mỗi độ tuổi có đường lối xử lý khác nhau. Cụ thể như sau: Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không vượt quá mười hai năm tù (nếu Điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình) hoặc một phần hai (1/2) mức phạt tù (nếu là tù có thời hạn) mà Điều luật quy định (áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi) và không vượt quá mười tám năm tù (nếu Điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình) hoặc ba phần tư (3/4) mức phạt tù (nếu là tù có thời hạn) mà Điều luật quy định (áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi).

Về hình phạt bổ sung, thì nếu người chưa thành niên phạm nhiều tội mà các tội đều thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi thì không áp dụng hình phạt bổ sung, còn nếu người chưa thành niên phạm nhiều tội mà có tội thực hiện khi người đó từ đủ 18 tuổi trở lên thì sẽ áp dụng một trong các hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 2 Điều 28 Bộ luật hình sự.

Quy định về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội có ý nghĩa rất to lớn, nó thể hiện xuyên suốt tinh thần nhân đạo của pháp luật hình sự ưu tiên đối với người chưa phát triển đầy đủ về tâm sinh lý, về nhận thức xã hội và cuộc sống. Đồng thời, thể hiện nguyên tắc xử lý là giáo dục, phòng ngừa là chính, bảo đảm sự phát triển lành mạnh cho người chưa thành niên phạm tội.

Chương 3

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)