người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách
Theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự quy định tại khoản 1 và khoản 5 thì:
“1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm....
5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.”
Và nội dung của Điều luật này một lần nữa được nhắc lại trong Nghị quyết số 01/2013/NQ – HĐTP ngày 06/11/2013 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo. Cụ thể tại Điều 6 Nghị quyết này quy định: “Trường hợp người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách,
thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội phạm đó và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Bộ luật hình sự; nếu họ đã bị tạm
16
Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP ngày 06/11/2013 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 60 của Bộ luật hình sự về án treo.
giam, tạm giữ thì thời gian họ đã bị tạm giam, tạm giữ về tội phạm bị đưa ra xét xử ở bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù”. Như vậy, theo quy định tại
khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự thì người nào được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách (không phân biệt tội cố ý hay vô ý) thì đều bị Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật hình sự. Mặc dù, quy định này tương đối nghiêm khắc hơn so với quy định tại điểm 5 Điều 44 Bộ luật hình sự năm 1985, nhưng lại hợp lý hơn và đáp ứng tốt hơn yêu cầu đấu tranh phòng chống tái phạm tội hình sự trong tình hình hiện nay. Bởi vì, theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì chỉ cần điều kiện “phạm tội mới trong
thời gian thử thách” không kể tội gì, do lỗi cố ý hay vô ý, có bị áp dụng hình phạt tù hay
không, cũng đã đủ điều kiện loại bỏ quyền được hưởng án treo của người bị kết án.
Ví dụ: Ngày 10/01/2014, Trần Văn K phạm tội cản trở giao thông đường bộ (khoản 1 Điều 203 Bộ luật hình sự) và bị Tòa án tuyên phạt sáu tháng tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là một năm. Đến ngày 25/7/2014, Trần Văn K phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và bị Tòa án tuyên phạt hai năm tù giam (khoản 1 Điều 108 Bộ luật hình sự). Tòa án sẽ tổng hợp hình phạt để Trần Văn K chấp hành. Có thể thấy rằng: Trong trường hợp này, trong thời gian thử thách Trần Văn K đã phạm tội mới với lỗi vô ý thì cũng bị xử phạt tù giam chứ không được tiếp tục hưởng án treo.
Bộ luật hình sự cũng không có điều khoản nào quy định về tổng hợp hình phạt tù với án treo. Về khoa học, không có cái gọi là tổng hợp hình phạt tù với án treo. Vì thế, trong khi nói cũng như viết, nhất là khi trao đổi về những vấn đề mang tính khoa học pháp lý, không nên dùng từ “tổng hợp hình phạt tù với án treo”. Khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự chỉ quy định: “Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này”, chứ
không quy định tổng hợp hình phạt tù với án treo. Điều 50, 51 Bộ luật hình sự cũng chỉ quy định tổng hợp hình phạt cùng loại hoặc khác loại, chứ không có quy định tổng hợp
hình phạt tù với án treo. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều bản án không tuyên như vậy mà thường tuyên “tắt” như: Áp dụng khoản 2 Điều 138 Bộ luật hình sự....xử phạt Nguyễn Văn A bốn năm tù về tội trộm cắp tài sản, tổng hợp hình phạt với một năm tù treo của bản án bản án số 01/2011/HS-ST ngày 10-01-2010 TAND huyện H; buộc Nguyễn Văn A phải chấp hành hình phạt chung là năm năm tù, thời hạn tù tính từ ngày... Cách tuyên này làm cho nhiều người ngộ nhận rằng có việc “tổng hợp hình phạt tù với án treo”.
Ngoài ra, cần lưu ý một số trường hợp sau:
- Nếu tội phạm mới bị Tòa án tuyên phạt cải tạo không giam giữ thì phải tiến hành đổi từ cải tạo không giam giữ sang tù có thời hạn để tổng hợp với hình phạt của bản án trước thành hình phạt chung theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù. Ví dụ: H phạm tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em theo khoản 1 Điều 228 Bộ luật hình sự và bị tuyên phạt một năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là hai năm. Một năm sau đó, H lại phạm tội quảng cáo gian dối theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt ba mươi sáu tháng cải tạo không giam giữ. Trong trường hợp này Tòa án sẽ chuyển đổi ba mươi sáu tháng cải tạo không giam giữ thành tù có thời hạn là bằng mười hai tháng tù giam và tổng hợp hình phạt chung mà H phải chấp hành là hai năm tù giam.
- Nếu tội mới bị Tòa án tuyên phạt tù có thời hạn thì bị cáo buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới thành hình phạt chung. Ví dụ: K phạm tội cố ý là trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ theo khoản 1 Điều 169 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt hai năm tù nhưng cho hưởng án treo thời gian thử thách là bốn năm. Trong thời gian thử thách, K lại phạm tội hủy hoại rừng theo khoản 1 Điều 189 Bộ luật hình sự và bị Tòa án tuyên phạt hai năm tù giam. Trong trường hợp này, hình phạt chung mà K phải chấp hành là bốn năm tù giam.
- Nếu tội mới bị Tòa án tuyên phạt là phạt tiền thì người bị kết án phải đồng thời chấp hành hai hình phạt của hai bản án. Ví dụ: M phạm tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy theo khoản 1 Điều 192 và bị Tòa án tuyên phạt hai năm tù cho hưởng án treo thời gian thử thách là bốn năm. Trong thời gian thử thách, M lại
phạm tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai và bị Tòa án tuyên phạt mười triệu đồng. Trường hợp này, Tòa án sẽ buộc M phải chấp hành đồng thời hai hình phạt của hai bản án.
Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý trường hợp người được hưởng án treo có hành vi vi phạm trong thời gian thử thách. Sau đó, kết thúc thời gian thử thách họ mới bị phát hiện hành vi phạm tội trong thời gian thử thách thì trường hợp này cần phân biệt:
Một là, trường hợp còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại
Điều 23 Bộ luật hình sự, thì áp dụng khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự để buộc họ chấp hành hình phạt của bản án trước và hình phạt của bản án mới (sau khi tổng hợp hình phạt của ha bản án).
Hai là, trường hợp đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại
Điều 23 Bộ luật hình sự, thì không có căn cứ để truy tố xét xử họ17
.
Việc quyết định của Tòa án buộc một người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt với bản án mới là quy định bắt buộc đối với người được hưởng án treo. Nó có ý nghĩa là đề cao phòng ngừa tội phạm và giáo dục nghiêm khắc người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách.