xét xử về một tội phạm đã thực hiện trước khi có bản án này
Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự thì:
“Trong trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 50 Bộ luật này.
Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.”
Như vậy, việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp này tuân thủ theo quy định tại Điều 50 về tổng hợp hình phạt, nghĩa là vẫn có thể xảy ra hai trường hợp là thu hút hoặc cộng hình phạt. Đối với trường hợp thu hút thì không có gì để bàn vì hình phạt chung là tù chung thân hoặc tử hình. Do đó, Điều luật quy định “thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung” chỉ xảy ra với trường hợp cộng hình phạt10
.
Phương pháp cộng hình phạt này được áp dụng trong trường hợp hình phạt chung nhỏ hơn hoặc bằng mức cao nhất mà luật định cho việc tổng hợp hình phạt đối với loại hình phạt đã tuyên (cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn; nếu vừa là cải tạo không giam giữ vừa là tù có thời hạn thì phải chuyển đổi hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn để cùng loại theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù giam) để tổng hợp hình phạt. Trong trường hợp này, sau khi Tòa án quyết định hình phạt cho tội đang bị xét xử rồi cộng với hình phạt của bản án đang chấp hành theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự (tức là đối với hình phạt cải tạo không giam giữ thì không quá ba năm, còn đối với tù có thời hạn thì không quá ba mươi năm). Tiếp đó, Tòa án lấy hình phạt chung trừ đi thời gian mà người bị kết án đã chấp hành, phần còn lại của hình phạt tuyên buộc người bị kết án phải chấp hành.
Ví dụ: A phạm tội bức tử vào tháng 8 năm 2010 và bị Tòa án tỉnh H áp dụng khoản 2 Điều 100 tuyên phạt năm năm tù giam. A đang chấp hành hình phạt được một năm thì lại bị phát hiện trước đó tháng 7 năm 2009 A còn phạm tội trộm cắp và lại bị tỉnh H đem ra xét xử, A bị tuyên năm năm tù giam về tội trộm cắp tài sản theo quy định tại khoản 2 Điều 138. Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên mười năm tù nhưng do A đã chấp hành được một năm nên hình phạt chung mà A phải chịu là chín năm tù.
10
Phạm Văn Beo, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam – quyển 1 – Phần chung, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr. 432.
Trong trường hợp này, cũng cần làm rõ khái niệm “một người đang phải chấp hành một bản án”. Bởi vì, có nhiều ý kiến cho rằng, một người đang phải chấp hành một
bản án tức là người đó phải đang thực tế chấp hành bản án đó. Do vậy, một người mặc dù phải chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng thực tế chưa chấp hành, mà bị đưa ra xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này thì không tổng hợp hình phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự. Đây là cách hiểu chưa chính xác. Bởi vì, một người đang phải chấp hành hình phạt được hiểu là người đó đang có nghĩa vụ phải chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật nghĩa là cả trường hợp người đó đã bắt đầu việc chấp hành hình phạt của bản án đó nhưng chưa chấp hành xong và kể cả trường hợp người đó chưa bắt đầu chấp hành hình phạt của bản án đã có hiệu lực pháp luật đó. Bên cạnh đó, một người đang chấp hành một bản án đã có hiệu lực pháp luật nghĩa là người đó đã có hành vi phạm tội, đã bị Nhà nước tỏ thái độ lên án, giáo dục và họ đang phải chịu những nghĩa vụ pháp lý nhất định nên việc người bị kết án chưa thực tế chấp hành hình phạt cũng không thể chứng minh họ có nhân thân tốt. Chính vì thế, việc Tòa án áp dụng khoản 1 Điều 51 để tổng hợp hình phạt là sự đánh giá toàn diện nhất thái độ của Nhà nước đối với nhân thân người bị kết án.
Bên cạnh đó, cần làm rõ quy định sau: “Thời gian đã chấp hành của bản án trước
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung”. Như vậy, vấn đề đặt ra là thời gian đã
chấp hành của bản án trước có bao gồm thời gian bị cáo bị tạm giữ, tạm giam hay không? Theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 31 Bộ luật hình sự thì: “…. Nếu người bị
kết án đã bị tạm giữ, tạm giam thì thời hạn tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo không giam giữ.”
Theo quy định tại đoạn 2 Điều 33 Bộ luật hình sự thì: “Thời gian tạm giữ, tạm
giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù”.
Từ hai quy định trên, đối chiếu với quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự có thể thấy rằng luật đã gián tiếp quy định thời gian người bị kết án bị tạm giữ, tạm giam
được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. Trong thực tiễn áp dụng, các Tòa án đều trừ thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt chung của người bị kết án bằng cách tính thời hạn chấp hành hình phạt chung từ ngày tạm giữ, tạm giam. Nếu thời gian tạm giữ, tạm giam và chấp hành hình phạt tù không liền nhau thì tính thời hạn chấp hành hình phạt chung từ thời điểm bắt giam sau cùng, thời gian đã bị tạm giữ, tạm giam trước đó được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung. Như vậy, có thể thấy để đảm bảo tính khoa học và lôgic trong Bộ luật hình sự thì không cần thiết phải quy định thêm việc phải trừ thời gian tạm giữ, tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt chung ở khoản 1 Điều 51 trong Bộ luật hình sự vì thực chất luật đã có quy định ở đoạn 2 khoản 1 Điều 31 và đoạn 2 Điều 33.
Một vấn đề cần lưu ý nữa là khi áp dụng khoản 1 Điều 51 thì vấn đề tổng hợp hình phạt trong trường hợp hình phạt của bản án trước là cải tạo không giam giữ, của bản án sau là tù có thời hạn. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ quy đổi toàn bộ hình phạt cải tạo không giam giữ của bản án trước thành hình phạt tù theo tỷ lệ 3:1, nghĩa là cứ ba ngày cải tạo không giam giữ bằng một ngày tù; sau đó trừ đi hình phạt tù đã được đổi từ cải tạo không giam giữ vào hình phạt tù chung. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, các Tòa án thường trừ thời gian chấp hành hình phạt trước rồi mới tổng hợp sau. Nếu tổng hợp như vậy thì trường hợp hình phạt của các bản án tổng hợp lại là trên ba mươi năm tù sẽ gây thiệt hại cho người phạm tội.