Đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, duy trì trật tự xã hội là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước ta. Quá trình này được thực hiện bằng nhiều cách: giáo dục tư tưởng, tổ chức kinh tế xã hội và bằng sự tác động của pháp luật trong đó có luật hình sự. Thông qua việc áp dụng hình phạt, luật hình sự được coi là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ lợi
ích của Nhà nước và của xã hội. Tuy vậy, việc truy cứu trách nhiệm, kết tội, xử phạt và buộc người phạm tội chấp hành một phần hay toàn bộ hình phạt không phải là biện pháp duy nhất thực hiện các nhiệm vụ của luật hình sự. Trong một số trường hợp nhất định, mục đích giáo dục và cải tạo người phạm tội sẽ đạt hiệu quả tốt hơn bằng biện pháp tác động hình sự khác. Xuất phát từ luật hình sự Việt Nam và mục đích của hình phạt thể hiện nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa nhằm nâng cao hiệu quả của đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm án treo là chế định pháp luật hình sự có lịch sử từ lâu và được xét xử áp dụng nhiều năm nay. Là một biện pháp trong hệ thống các biện pháp tác động của Nhà nước và xã hội đến người phạm tội, án treo ngày càng được khẳng định bởi tính ưu việt của nó. Chế định này biểu hiện rõ nét sự kết hợp hài hoà giữa sự cưỡng chế của Nhà nước với sự tác động của xã hội trong việc trừng trị, giáo dục, cải tạo người phạm tội. Tuy nhiên, trong thực tiễn xét xử, chế định án treo đã bộc lộ những hạn chế nhất định về mặt lập pháp cũng như cách vận dụng, đặc biệt là trường hợp tổng hợp hình phạt liên quan đến án treo. Mặc dù, việc tổng hợp hình phạt liên quan đến án treo đã có những quy định trong Bộ luật hình sự và cả những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc, bất cập như sau:
Việc ấn định thời gian thử thách của án treo cho người phạm tội là một điều kiện để thử thách người phạm tội. Nếu trong thừoi gian thử thách này người phạm tội thực hiện tốt thì không phải chấp hành hình phạt tù, nhưng nếu trong thời gian thử thách mà người phạm tội lại phạm tội mới thì Tòa án buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước tức là, chấp hành hình phạt tù và tổng hợp với hình phạt của bản án mới, và hình phạt của bản án mới không được cho hưởng án treo một lần nữa. Trong thực tiễn chúng ta thấy, có trường hợp cho người phạm tội hưởng hai bản án treo rồi tổng hợp hai bản án treo lại thành bản án chung .
Vụ án: Chiều ngày 03/6/2010, Nguyễn Trọng Bình cùng với ba người trộm của T một máy tính xách tay (trị giá 8 triệu đồng). Trong thời gian chờ xét xử, tối ngày 11/10, Bình lại tiếp tục trộm anh N một xe máy (trị giá 4 triệu đồng). Ngày 22/6, Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa (Phú Yên) mở phiên tòa xét xử vụ trộm cắp ngày 03/6/2010 tuyên phạt Bình sáu tháng tù treo. Tiếp đó, ngày 03/8 Tòa án nhân dân thành phố Tuy Hòa xử
vụ trộm cắp xe máy tuyên phạt Bình chín tháng tù treo. Tổng hợp hai bản án, Tòa phạt tù mười lăm tháng tù treo24
.
Ngoài ra, khi tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo còn có vướng mắc nữa là: một người đang thi hành bản án treo lại phạm tội mới trong thời gian thử thách nhưng được miễn trách nhiệm hình sự thì có buộc họ phải chấp hành hình phạt tù mà họ đang được hưởng án treo hay không25
.
Bộ luật hình sự quy định người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách thì buộc họ chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới (khoản 5 Điều 60) nên Tòa án buộc người đang được hưởng án treo phải chấp hành bản án phạt tù mà họ đang được hưởng án treo mặc dù tội mới được miễn trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vì tội mới được miễn trách nhiệm hình sự mà theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP-TANDTC thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đó và tổng hợp với hình phạt tù của bản án trước theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 Bộ luật hình sự. Trong khi đó, Điều 50 và Điều 51 không có quy định về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự với tù được hưởng án treo.
Về nguyên tắc, theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự người phạm tội mới trong thời gian thử thách tuy được miễn trách nhiệm hình sự vẫn phải chấp hành bản án mà họ đang được hưởng án treo. Bởi vì, họ đã thực sự có hành vi phạm tội và với mọi loại tội phạm cũng như với mọi hình phạt. Việc Tòa án có tổng hợp hình phạt hay không, tùy thuộc vào quyết định hình phạt hay miễn hình phạt và hình phạt của tội phạm mới thực hiện như thế nào. Nếu người phạm tội chỉ bị phạt tiền thì người được hưởng án treo phải chấp hành hình phạt tiền, đồng thời phải chấp hành hình phạt tù mà họ đã được hưởng án treo và dù có bị áp dụng hình phạt hay không thì vẫn được coi là phạm tội mới. Với tinh thần đó, tuy người phạm tội mới trong thời gian thử thách mà được miễn trách nhiệm hình sự vẫn được coi là vi phạm điều kiện thử thách của bản án treo theo quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự. Do đó, buộc họ phải chấp hành bản án phạt tù cũng là có cơ sở. Bởi lẽ, có
24
Xuân Long, Hai án treo, tổng hợp hay chấp hành song song, http://plo.vn/phap-luat/hai-an-treo-tong-hop-hay- chap-hanh-song-song-101775.html [truy cập ngày 22/10/2014].
25
Lê Đăng Doanh, Trường Đại học luật Hà Nội, Án treo – Một số vấn đề cần trao đổi và hướng dẫn thi hành, Tạp chí Tòa án nhân dân kỳ II tháng 3-2011 (Số 6), tr.13.
như thế mới đảm bảo được tính răn đe, tính giáo dục của bản án treo đối với người phạm tội. Dẫu vậy, để đảm bảo áp dụng thống nhất thì trường hợp này cần phải có quy định cụ thể hơn về nội dung áp dụng trong việc buộc người đang hưởng án treo phải chấp hành bản án phạt tù khi phạm tội mới trong thời gian thử thách mà tội mới đó lại được miễn trách nhiệm hình sự.