Những vướng mắc, bất cập về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 68)

hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án

3.2.1. Những vướng mắc, bất cập về tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án nhiều bản án

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự là một trường hợp đặc biệt của hoạt động quyết định hình phạt. Tính chất đặc biệt của trường hợp này là Tòa án phải tổng hợp hình phạt trên cơ sở nhiều bản án khác nhau. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đã được quy định bao gồm ba trường hợp: trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án lại bị đem ra xét xử về một tội đã phạm trước khi có bản án đó; trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án lại phạm tội mới và bị đem ra xét xử; trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án có hiệu lực pháp luật mà hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp. Việc quy định về tổng hợp hình phạt của nhiều bản án sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các Cơ quan thi hành án thực thi nhiệm vụ, góp phần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. Mặc dù, việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án có nhiều ưu việt tuy nhiên vẫn còn một số vướng mắc, bất cập sau:

Một là, chưa có quy định về trường hợp tổng hợp hình phạt trong trường hợp một

người đang có bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì lại phạm tội mới nên Tòa án sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng tổng hợp hình phạt trong trường hợp này.

Như chúng ta biết không phải bản án được Tòa án tuyên sẽ có hiệu lực pháp luật ngay mà phải sau một thời gian nhất định mới có hiệu lực pháp luật. Có nhiều trường hợp Tòa án vừa mới tuyên hình phạt cho bị cáo trong thời gian đợi bản án có hiệu lực pháp luật, bị cáo lại phạm tội mới. Ví dụ: Nguyễn Văn A bị Tòa án tuyên phạt một năm tù về tội trộm cắp tài sản theo khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự. Trong thời gian được tại ngoại và bản án chưa có hiệu lực pháp luật Nguyễn Văn A lại phạm tội Cướp giật tài sản theo khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự. Có thể thấy trường hợp này ý thức chấp hành pháp luật của người phạm tội là chưa tốt, chưa có thái độ ăn năn hối cải, chưa có ý thức cải tạo trở thành người có ích cho xã hội “ngựa quen đường cũ”; vì vậy, phải xử lý nghiêm để họ

nhận thức được sự sai trái của mình. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự chưa có quy định về trường hợp này nên Tòa án còn lúng túng khi xử lý. Bởi vì:

Việc tổng hợp hình phạt theo khoản 1 Điều 51 chỉ được thực hiện trong trường hợp người đang phải chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã thực hiện trước khi có bản án này. Người đang có bản án chưa có hiệu lực pháp luật mà lại phạm tội mới, tức là phạm tội sau khi có bản án này. Do vậy, khi xét xử về tội mới, mặc dù bản án trước đã có hiệu lực pháp luật, nhưng cũng không thể tổng hợp hình phạt theo khoản 1 Điều 51 được. Bên cạnh đó, việc tổng hợp hình phạt theo khoản 2 Điều 51 chỉ được thực hiện trong trường hợp người đang có bản án đã có hiệu lực pháp luật mà lại phạm tội mới. Trong trường hợp người đang có bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì chưa có nghĩa vụ chấp hành bản án này nên cũng không thể tổng hợp hình phạt theo khoản 2 Điều 51.

Hai là, theo quy định tại khoản 3 Điều 51 dùng cụm từ “tổng hợp các bản án” là

chưa chính xác, bởi vì đây là trường hợp tổng hợp “hình phạt” của các bản án chứ không phải là tổng hợp các bản án. Chính vì thế, cần thay đổi cụm từ “tổng hợp các bản án”

bằng cụm từ “tổng hợp hình phạt của các bản án” cho chính xác hơn đồng thời cũng sẽ thống nhất với tên gọi của Điều luật. Bên cạnh đó, mỗi trường hợp theo khoản 3 Điều 51, Chánh án Tòa án chỉ có thể tổng hợp theo khoản 1 “hoặc” khoản 2 mà thôi. Trong khi đó, khoản 3 Điều 51 lại quy định “….Chánh án Tòa án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tại khoản 1 “và” khoản 2”. Từ “và” trong trường hợp này được hiểu là

phải tuân theo đồng thời cả 2 quy định của khoản này, trong khi đó, Chánh an Tòa án chỉ cần tổng hợp theo một trong hai khoản này. Bởi vì, việc tổng hợp hình phạt tại khoản 1, khoản 2 là trong những trường hợp phạm tội khác nhau và việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp quy định tại khoản 2 thể hiện tính nghiêm khắc hơn so với khoản 1.

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)