Những bất cập về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tộ

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 64)

Trong thời gian qua, việc áp dụng pháp luật để tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo đã được các cơ quan tiến hành tố tụng nước ta tiến hành nghiêm chỉnh. Đối với những vụ án mà bị cáo bị xét xử về nhiều tội, khi tổng hợp hình phạt Hội đồng xét xử đã áp dụng Điều 50 Bộ luật hình sự để tổng hợp hình phạt. Nhìn chung, có nhiều vụ án đã được tổng hợp hình phạt chính xác, công bằng tương xứng với từng hành vi phạm tội của bị cáo. Tuy nhiên, phạm nhiều tội là trường hợp tương đối đa dạng và việc xử lý các trường hợp này cũng tương đối phức tạp cho nên trong thực tiễn tổng hợp hình phạt còn nhiều khó khăn, thiếu sót.

Bộ luật hình sự nước ta mặc dù đưa ra quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội (Điều 50) nhưng lại không định nghĩa pháp lý về phạm nhiều tội, tương tự như vậy các trường hợp phạm tội nhiều lần cũng không có các định nghĩa cụ thể nên trong thực tiễn xét xử đã gặp không ít khó khăn và không thống nhất về khái niệm này để có thể áp dụng và xác định một cách chính xác trường hợp phạm nhiều tội khi quyết định hình phạt.

Có những trường hợp người phạm tội phạm cùng một tội trong những khoảng thời gian khác nhau, phạm tội có từ hai lần trở lên (ví dụ: hai lần trộm cắp tài sản, hai lần lừa

đảo chiếm đoạt tài sản,…) mà mỗi lần phạm tội đều có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm nhưng chưa xét xử, chưa kết án thì không được xem là phạm nhiều tội mà nó thuộc trường hợp phạm tội nhiều lần.

Theo tác giả Đinh Văn Quế thì: “Phạm tội nhiều lần là phạm tội từ hai lần trở lên

như hai lần trộm cắp, hai lần lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ba lần chứa mại dâm, bốn lần tham ô... và mỗi lần thực hiện hành vi đã cấu thành một tội phạm độc lập nhưng tất cả các tội phạm đó đều bị xét xử trong cùng một bản án...; Phạm tội nhiều lần là người phạm tội có nhiều lần thực hiện hành vi phạm tội, nhưng hành vi đó chỉ cấu thành một tội, xâm phạm đến cùng một khách thể trực tiếp và chưa đưa ra truy tố, xét xử...”21

.

Theo tác giả Lê Văn Cảm thì: “Phạm tội nhiều lần là phạm từ hai tội trở lên mà

những tội ấy được quy định tại cùng một điều luật (hoặc tại cùng một khoản của điều luật) tương ứng trong phần riêng Bộ luật hình sự, đồng thời đối với những tội ấy vẫn còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người phạm tội vẫn chưa bị xét xử”22

.

Vụ án: Khoảng 22 giờ ngày 30-5, NLT (19 tuổi) rủ NAH (15 tuổi) đi tìm ai có tài sản sơ hở để cướp. H. đồng ý và cả hai chạy xe máy chở nhau đi lòng vòng ở một quận thuộc TP Đà Nẵng tìm “con mồi”.

Sau đó, T. và H. phát hiện một đôi nam nữ đang ngồi tâm sự bên lề đường. T. bèn nhảy xuống xe, dùng nón bảo hiểm đánh liên tiếp vào đầu chàng trai bắt đưa tài sản. Quá sợ hãi, chàng trai này đã đưa hai chiếc điện thoại di động của mình cho H. Lúc này trên tay cô gái cũng đang cầm một chiếc điện thoại, H. giật nhưng cô gái giằng lại nên H. không lấy được.

Sau đó T. và H. lên xe bỏ đi. Đi được khoảng hơn 100 m, H. rủ T. “quay lại lấy điện thoại của con kia”, T. đồng ý. Quay lại, T. tiếp tục giơ mũ bảo hiểm đe dọa hai nạn nhân, sau đó H. giật chiếc điện thoại trên tay cô gái rồi cả hai lên xe bỏ đi23

. Như vậy,

21

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS năm 1999 (phần chung), Nxb TP. Hồ Chí Minh, 2000, tr. 293.

22

Lê Văn Cảm, Sách chuyên khảo sau đại học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr. 390.

23

Dương Hằng, Cướp xong cướp tiếp, phạm tội mấy lần,http://plo.vn/phap-luat/cuop-xong-cuop-tiep-pham-toi-may- lan-509844.html [truy cập ngày 21/21/2014].

trong trường hợp này, T. và H. phạm một tội là cướp tài sản nhiều lần chứ không phải phạm nhiều tội.

Bởi vì phạm tội thì có nhiều trường hợp phạm tội và mỗi trường hợp thì cần có những quy định riêng để có quyết định hình phạt đúng đắn, hiệu quả và phù hợp với hành vi phạm tội nên đòi hỏi chúng ta cần phân biệt từng trường hợp cụ thể. Chính vì Bộ luật hình sự nước ta không có quy định về khái niệm phạm nhiều tội nên cũng không thể tránh khỏi tình trạng hiểu sai và vận dụng không đúng dẫn đến quyết định hình phạt sai sót, chưa phân biệt được rõ ràng với những trường hợp phạm tội nhiều lần. Vì vậy, việc bổ sung quy định về khái niệm phạm nhiều tội là hết sức cần thiết và kịp thời trong giai đoạn hiện nay.

Một vấn đề cần lưu ý khi xem xét về tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội là về mức hình phạt tổng hợp của loại hình phạt tù có thời hạn. Theo quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự thì hình phạt chung đối với loại hình phạt tù có mức tối đa là ba mươi năm. Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng Điều 50 quy định mức hình phạt tổng hợp trong trường hợp phạm nhiều tội đối với hình phạt tù ba mươi năm là mâu thuẫn với Điều 33 Bộ luật hình sự.

“Điều 33 quy định hai mươi năm là mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn trong khi đó mục a khoản 1 Điều 50 lại quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội thì Tòa án có thể áp dụng hình phạt tù với hình phạt tối đa là ba mươi năm đối với người phạm tội.”

Ý kiến khác lại cho rằng Điều 50 không mâu thuẫn với Điều 33. Theo quy định tại Điều 33: “Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại trại

giam trong một thời gian nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươi năm….”, người viết đồng quan điểm với ý kiến

này, bởi vì, Điều 33 chỉ khống chế mức tối đa của hình phạt tù có thời hạn là hai mươi năm trong trường hợp người phạm một tội chứ không bao gồm cả trường hợp phạm nhiều tội. Do đó, quy định tại Điều 50 về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

không chịu sự ràng buộc của quy định tại Điều 33 về mức hình phạt tối đa của tù có thời hạn nên hai Điều luật này không có gì mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)