Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tộ

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 79)

27 Phạm Minh Tuyên, Một số vấn đề về sửa đổi bổ sung phần chung Bộ luật hình sự 1999,

3.4.2.Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tộ

người chưa thành niên phạm tội

Theo quy định của Bộ luật hình sự, người chưa thành niên phạm nhiều tội, Nhà nước ta có đường lối xử lý trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên thể hiện qua các quy định của Bộ luật hình sự, hình phạt cao nhất đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội là hình phạt tù có thời hạn và tối đa không quá mười tám năm tù. Đổng thời, việc tổng hợp hình phạt đều được thực hiện khi người phạm tội chưa thành niên còn hai quan điểm khác nhau (xem mục 3.4.1). Giữa hai quan điểm: quan điểm thứ nhất cho rằng, tội nặng nhất được người phạm tội thực hiện khi chưa đủ 18 tuổi nên hình phạt cao nhất khi tổng hợp không được vượt quá mười tám năm tù; quan điểm thứ hai cho rằng người chưa thành niên thì có hai nhóm tuổi là từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nên khi tổng hợp hình phạt cũng phải chia thành hai nhóm để xem xét mà xác định mức hình phạt cao nhất.

Trong hai quan điểm đó thì người viết đồng ý với quan điểm thứ hai vì nó đáp ứng được nguyên tắc cá thể hóa hình phạt và nguyên tắc nhân đạo xã hội chủ nghĩa của luật hình sự Việt Nam. Mức tổng hợp hình phạt tối đa đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải thấp hơn mức tổng hợp hình phạt tối đa đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, có hai đường lối xử lý khác nhau nên cần được hoàn thiện về vấn đề này để được xử lý thống nhất với nhau. Bên cạnh đó, cũng cần có quy định về trường hợp người chưa thành niên phạm nhiều tội có tội thực hiện khi người

30

Uông Chu Lưu, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 228- tr.229.

phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, có tội thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, cần sửa đổi và bổ sung vào khoản 1, Điều 75 của Bộ luật hình sự quy định về tổng hợp hình phạt trong trường hợp này theo hướng hình phạt chung của tất cả các tội bằng hình phạt của tội hoặc hình phạt tổng hợp của các tội được thực hiện khi người phạm tội đã thành niên. Quy định theo hướng này vẫn phù hợp với nguyên tắc nhân đạo trong luật hình sự Việt Nam, bởi lẽ hình phạt của tất cả các tội được thực hiện khi người phạm tội chưa thành niên và khi đã thành niên chỉ bằng hình phạt của tội hoặc hình phạt tổng hợp của các tội được thực hiện khi người phạm tội đã thành niên. Trong trường hợp này, hình phạt đã tuyên đối với tội đã được thực hiện khi người phạm tội chưa đủ 18 tuổi dù ở mức thấp hay cao, thậm chí là ở mức cao nhất thì cũng không được cộng một phần nào vào hình phạt đã tuyên đối với tội hoặc hình phạt tổng hợp của các tội được thực hiện khi người phạm tội đã thành niên.

Theo quan điểm người viết cần sửa đổi, bổ sung Điều 75 Bộ luật hình sự theo hướng như sau:

“Điều 75. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

1. Đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội mà tất cả các tội đều được thực hiện khi người đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc tất cả các tội đều được thực hiện khi người đó từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt được áp dụng như sau:

a) Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội mà tất cả các tội đều được thực hiện khi người đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi là mười bốn năm tù;

b) Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội mà tất cả các tội đều được thực hiện khi người đó từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là hai mươi bốn năm tù;

2. Đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội, có tội được thực hiện khi người đó từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi và có tội được thực hiện khi người đó từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì việc tổng hợp hình phạt được thực hiện như sau:

a) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt mức hình phạt cao nhất quy định tại điểm a khoản 1 Điều luật này;

b) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt mức hình phạt cao nhất quy định tại điểm b khoản 1 Điều luật này.

3. Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện trong khi đủ 18 tuổi trở lên, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:

a) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại khoản 1 của Điều luật này;

b) Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung được áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội.”

Vì người chưa thành niên được chia thành hai nhóm (theo độ tuổi) với đường lối xử lý khác nhau, nên việc hoàn thiện các quy định về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên cũng cần có căn cứ vào tội nặng nhất được thực hiện khi người chưa thành niên phạm tội ở độ tuổi nào. Mức hình phạt tổng hợp tối đa đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải thấp hơn mức hình phạt tổng hợp tối đa đối với người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Song song đó, cũng cần tăng mức hình phạt tổng hợp đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội như đã nêu ở trên. Bởi vì, có như thế mới đảm bảo được tính công bằng, việc tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội bị giới hạn ở mức hình phạt quy định ở Điều 74 Bộ luật hình sự là không hợp lý, Điều 74 chỉ quy định hình phạt đối với người chưa thành niên trong trường hợp phạm một tội mà thôi.

Ngoài ra, cần có quy định về tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên trong trường hợp hình phạt là: Cải tạo không giam giữ hoặc phạt tiền. Cụ thể: có thể bổ sung quy định ở Điều 72 và Điều 73 như sau:

Điều 72: “Trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án thì mức phạt

tiền được tổng hợp đối với người chưa thành niên phạm tội không quá ba phần tư mức phạt tiền mà Điều luật quy định”.

Điều 73: “Trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án thì thời gian

cải tạo không giam giữ được tổng hợp đối với người chưa thành niên phạm tội không quá ba phần tư mức phạt tiền mà Điều luật quy định”.

Việc bổ sung mức hình phạt tổng hợp trong trường hợp phạm nhiều tội hoặc có nhiều bản án của người chưa thành niên về hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ là

“ba phần tư mức hình phạt mà Điều luật quy định” là cao hơn so với hình phạt đối với

người chưa thành niên phạm một tội và thấp hơn hình phạt đối với người đã thành niên phạm tội. Như vậy, sẽ vừa đảm bảo được nguyên tắc công bằng (người chưa thành niên phạm nhiều tội sẽ có mức hình phạt cao hơn so với người chưa thành niên phạm một tội), vừa đảm bảo được nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Việt Nam (hình phạt áp dụng đối với người chưa thành niên thấp hơn hình phạt đối với người đã thành niên). Bên cạnh đó, cũng cần xem xét, sửa đổi tổng hợp hình phạt cải tạo không giam giữ đối với người đã thành niên theo hướng tăng lên là bốn năm sáu tháng tù. Có như vậy, mới đảm bảo nguyên tắc công bằng. Bởi vì, hiện nay theo quy định của luật hình sự thì người phạm một tội và phạm nhiều tội nếu bị tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ thì hình phạt đều không quá ba năm sẽ không đảm bảo được tính công bằng.

KẾT LUẬN

Tóm lại, tổng hợp hình phạt là trường hợp Tòa án xác định hình phạt chung cho người bị tuyên nhiều hình phạt. Việc tổng hợp hình phạt đúng có ý nghĩa rất to lớn trong việc nâng cao hiệu quả và mục đích của hình phạt, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Việc tổng hợp hình phạt ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung của luật hình sự thì còn có các nguyên tắc đặc thù của chế định này như: nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc nhân đạo và nguyên tắc cá thể hóa hình phạt.

Từ quy định của Bộ luật hình sự hiện hành, có thể thấy các trường hợp tổng hợp hình phạt gồm: tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội; tổng hợp hình phạt trong trường hợp có nhiều bản án; tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo và tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội.

Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội được quy định tại Điều 50 Bộ luật hình sự. Trong trường hợp này, đáng chú ý nhất là các nguyên tắc tổng hợp hình phạt và cách thức tổng hợp hình phạt. Tòa án sẽ tuyên hình phạt cho từng tội sau đó tổng hợp thành hình phạt chung. Hình phạt chung không được vượt quá ba năm (đối với cải tạo không giam giữ) và ba mươi năm (đối với tù có thời hạn). Các phương pháp tổng hợp hình phạt gồm: phương pháp thu hút và phương pháp cộng hình phạt. Mỗi nguyên tắc được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án được quy định tại điều 51 Bộ luật hình sự. Đây là trường hợp một người đang phải chấp hành một bản án lại bị đem ra xét xử về một tội phạm khác đã thực hiện trước hoặc sau khi có bản án đó và trường hợp một người phải chấp hành nhiều bản án chưa được tổng hợp. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án đáng chú ý nhất là trường hợp một người đang chấp hành bản án lại phạm tội mới. Trường hợp này, thời gian chấp hành hình phạt của bản án trưuóc không được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt chung. Tổng hợp hình phạt của nhiều bản án thực chất là trường hợp phạm nhiều tội nhưng đưa ra xét xử ở những lần khác nhau.

Tổng hợp hình phạt trong trường hợp có liên quan đến án treo được quy định tại khoản 5 Điều 60 Bộ luật hình sự là tổng hợp hình phạt trong các trường hợp một người

đang chấp hành thời gian thử thách của bản án treo lại bị xét xử về một tội phạm mới. Trường hợp này, Tòa án buộc họ chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp hình phạt của bản án sau thành hình phạt chung mà không cho bị cáo hưởng án treo lần nữa. Bên cạnh đó, đáng chú ý trong trường hợp tổng hợp hình phạt liên quan đến án treo là quy định tại Điều 7 Nghị quyết số 01/2013/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã bổ sung trường hợp còn thiếu trong Bộ luật hình sự là quy định về trường hợp một người đang được hưởng án treo mà sau đó lại phát hiện trước khi được hưởng án treo họ đã thực hiện một tội phạm khác. Trường hợp này, Tòa án sẽ không cho hưởng án treo một lần nữa mà buộc người phạm tội chấp hành đồng thời hai bản án.

Tổng hợp hình phạt đối với người chưa thành niên phạm nhiều tội được quy định tại Điều 75 Bộ luật hình sự là trường hợp tổng hợp hình phạt đối với một người phạm nhiều tội mà có tội được thực hiện trước khi người đó đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đã đủ 18 tuổi. Trong trường hợp này, vấn đề quan trọng nhất là xác định tội nặng nhất mà người chưa thành niên đã phạm. Mặc khác, khi tổng hợp hình phạt, Tòa án ngoài việc áp dụng các quy định chung còn phải áp dụng các quy định tại chương X Bộ luật hình sự. Người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt do vậy khi tổng hợp hình phạt sẽ có những ngoại lệ so với những nguyên tắc tổng hợp hình phạt đối với người đã thành niên. Điều này xuất phát từ những đặc điểm đặc biệt của chủ thể này và chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước ta.

Kết quả của sự nguyên cứu trong luận văn người viết đã giải quyết được một số vấn đề lý luận, cơ sở pháp lý và thực tiễn áp dụng các quy định về tổng hợp hình phạt. Trên cơ sở đó, người viết phân tích những bất cập, vướng mắc từ đó người viết đưa ra một số giải quyết theo hướng hoàn thiện pháp luật hình sự về tổng hợp hình phạt. Mặc dù luận văn không thể đi sâu nghiên cứu, giải quyết hết tất cả mọi vấn đề của tổng hợp hình phạt nhưng nhìn chung người viết đã cố gắng giải quyết những vấn đề mang tính cơ bản nhất và người viết chỉ tập trung nghiên cứu sâu ở một số nội dung nhất định.

Tổng hợp hình phạt là một chế định pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong pháp luật hình sự, có vai trò lớn trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Việc nghiên cứu và hoàn thiện chế định này là một nhiệm vụ quan trọng đối với khoa học luật hình sự. Đó

sẽ là điều kiện, nền tảng tiên quyết cho quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu tổng hợp hình phạt trong luật hình sự việt nam (Trang 79)