Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 100)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.6.Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm

Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống, du nhập và phát triển các nghề mới, đẩy mạnh phong trào thanh niên lập nghiệp và xuất khẩu lao động. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế mở mang ngành nghề, các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ và vừa, nhất là những có sở có khả năng sử dụng nhiều lao động. Tăng cƣờng công tác đào tạo và đào tạo lại tay nghề để tăng khả năng tự tạo việc làm, chuyển đổi việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động nhằm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở các thị trấn, thị tứ và tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn miền núi.

Giải quyết việc làm là một trong những chính sách xã hội cơ bản của một quốc gia, là yếu tố quyết định để phát huy trí tuệ và tay nghề nguồn lực con ngƣời, ổn định và phát triển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân. Do đó phải đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, đi đôi với tạo việc làm tại chỗ là chính, đồng thời mở rộng thị trƣờng lao động trong tỉnh, ngoài tỉnh và ngoài nƣớc. Phát triển kinh tế - xã hội, tạo mở việc làm là hƣớng cơ bản, quyết định nhất, do đó trƣớc mắt phải tập trung phát triển các ngành, các lĩnh vực có vốn đầu tƣ ít nhƣng sử dụng nhiều lao động, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động ngành nông nghiệp chuyển sang. Đẩy mạnh việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đây là giải pháp có tính tiên quyết để giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn. Do đó, cần có chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp hàng hóa, thực hiện phát

91

triển mạnh thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh tế hộ gia đình. Chú ý đầu tƣ phát triển một số ngành, nghề nhƣ sản xuất giấy, bột giấy, chế biến hoa quả, chế biến cao su, chế biến các sản phẩm cây lâm nghiệp để giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động nông thôn ở các vùng nguyên liệu tập trung cho các ngành chế biến trên.

Khai thác mạnh mẽ khu vực kinh tế dân doanh. Thực tế cho thấy những năm gần đây, khu vực kinh tế dân doanh đã sử dụng trên 50% lƣợng cung lao động hàng năm. Vì vậy, chính sách nhất quán là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế dân doanh, tạo mọi điều kiện để kinh tế dân doanh phát triển và tạo ra những chỗ làm việc mới cho ngƣời lao động.

Đẩy mạnh phát triển thƣơng mại, du lịch, dịch vụ, tìm kiếm thị trƣờmg cho hàng hóa sản xuất ở các huyện miền núi. Phát triển các hợp tác xã, các doanh nghiệp tƣ nhân, chợ nông thôn để cung ứng hàng hóa và bao tiêu sản phẩm do ngƣời lao động làm ra. Tạo điều kiện để hình thành thị trƣờng sức lao động vận hành và phát triển nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa cung và cầu về số lƣợng và chất lƣợng lao động. Giải pháp này tác động đến “cung” và “cầu” về nguồn nhân lực, thông qua cơ chế thị trƣờng giúp cho việc điều chỉnh các mặt mất cân đối, tăng cƣờng tính chủ động của ngƣời lao động. Do đó phải tăng cƣờng công tác thông tin về thị trƣờng sức lao động, phát triển mạnh mạng lƣới trung tâm dịch vụ việc làm, đẩy mạnh tƣ vấn tìm việc làm, tƣ vấn về lao động, tƣ vấn lập dự án tạo việc làm. Xây dựng mạng lƣới thông tin thị trƣờng sức lao động từ cấp xã nhằm tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, pháp luật lao động, chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất hỗ trợ giải quyết việc làm. Tăng cƣờng đƣa lao động khu vực miền núi đến làm việc ở các khu công

92

nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh, xúc tiến mạnh đƣa lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngoài.

Xây dựng và ban hành một số chính sách ƣu tiên phù hợp với đặc thù miền núi tỉnh Hà Tĩnh để khuyến khích tạo mở việc làm cho ngƣời lao động:

- Chính sách cho ngƣời lao động vay vốn để học nghề, đóng góp cổ phần, thu hút vào làm việc tại các doanh nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ ngƣời sản xuất tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nông sản hàng hóa, tạo điều kiện mở rộng sản xuất để thu hút lao động.

- Chính sách cho vay ƣu đãi và hỗ trợ vốn ngân sách để đầu tƣ, đổi mới công nghệ cho các cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm từ nguyên liệu địa phƣơng, nhất là chế biến nông, lâm sản. Đây là cơ sở bền vững hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn.

93 KẾT LUẬN

Toàn bộ nội dung đề tài "Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh” đã đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh … và minh họa qua các số liệu thực tế. Cơ sở lý luận gắn với thực tiễn công tác đào tạo nghề nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực của các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh.

Qua nghiên cứu những vấn đề trong luận văn, tác giả xin rút ra những nhận xét nhƣ sau:

1. Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực: bao gồm các khái niệm về nguồn nhân lực và hạn chế phạm vi nghiên cứu của đề tài về phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề. Luận văn nêu những quan điểm, những yêu cầu bức xúc của việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh nói chung và của các huyện miền núi trong tỉnh nói riêng. Các vấn đề nghiên cứu được dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

2. Luận văn giới thiệu tổng quát thực trạng, xu hƣớng phát triển, mục tiêu giải pháp về đào tạo nghề cho phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh góp phần cho phát triển kinh tế - xã hội.

Bằng cách khái quát thực trạng công tác đào tạo nghề, đi sâu nghiên cứu công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động miền núi tỉnh Hà Tĩnh, các nội dung nghiên cứu cho thấy công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động ở các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh còn nhiều bất cập mà nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của ngƣời dân về học nghề, một số cơ chế chính sách đối với ngƣời học, ngƣời dạy và với các cơ sở dạy nghề. Thực tế cho thấy, ngƣời lao động miền núi họ rất ham

94

học hỏi, muốn đƣợc đào tạo có nghề để tổ chức sản xuất hoặc tham gia sản xuất tăng thu nhập, nếu có cơ chế và chính sách thích hợp sẽ khơi dậy tiềm năng của bà con nhân dân vùng miền núi trong việc học tập nâng cao tay nghề, đây là cơ sở vững chắc để ngƣời dân miền núi thoát nghèo một cách bền vững, góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Hà Tĩnh.

3. Luận văn đã đề xuất một quan điểm về đào tạo nghề, về đổi mới công tác đào tạo nghề, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề phát triển nguồn nhân lực ở tỉnh Hà Tĩnh nói chung và của các huyện miền núi trong tỉnh nói riêng. Các quan điểm này xuất phát từ những quan điểm của Đảng và đƣợc cụ thể hóa bằng các mục tiêu, phƣơng hƣớng, giải pháp của Chính phủ, các Bộ, Ngành và của UBND tỉnh Hà Tĩnh cho chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ 2010- 2020.

4. Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh thông qua đào tạo nghề cho ngƣời lao động. Trong đó có nhấn mạnh tới các giải pháp về cơ chế, chính sách đối với ngƣời học nghề, ngƣời dạy nghề và với các cơ sở dạy nghề của khu vực miền núi nói chung và của miền núi tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.

Hoàn thành đƣợc luận văn này là kết quả của quá trình học tập, sự chỉ dẫn giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn thầy giáo P.GS, TS Trần Anh Tài; của các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội; của cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Lao động – Thƣơng binh và xã hội, Chi cục Thống kê, Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh, … cùng với kinh nghiệm thực tiễn và sự nỗ lực của bản thân trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.

95

Luận văn cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế đóng góp thêm ý kiến để việc nghiên cứu đƣợc hoàn thiện và bổ ích hơn.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Ánh (2005), Vận dụng lý luận về tính chất hai mặt của lao động và sản xuất hàng hóa vào việc đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực ở thành phố Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

2. Becker (1962), Đầu tư vào vốn nhân lực: một sự phân tích lý thuyết. 3. Bhushan và các cộng sự (2001), Vốn nhân lực của người nghèo ở Việt Nam, tình hình và các lựa chọn về chính sách.

4. Mai Quốc Chánh (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Hữu Chí (2003), Những giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn Hà Nội hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2008), Tác động của vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế các tỉnh, thành phố Việt Nam.

7. HĐND tỉnh Hà Tĩnh (2008), Nghị quyết số 96-NQ/2008/NQ-HĐND ngày 10/12/2009 về việc phê duyệt Đề án đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực lao động kỹ thuật giai đoạn 2009-2015;

8. Dƣơng Anh Hoàng (2008), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH ở Đà Nẵng.

9. Đoàn Văn Khai (2005), Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.

10. Bùi Sỹ Lợi (2002), Phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH ở tỉnh Thanh Hoá đến năm 2010.

97

11. Nguyễn Đình Luận (2003), Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng CNH, HĐH.

12. Manuelli và Sehadri (2007), Vốn nhân lực và sự giàu có của các quốc gia.

13. M.Healthfield, thành viên của hiệp hội quản lý nguồn nhân lực và Hội đào tạo và phát triển Mỹ.

14. Phạm Văn Mợi (2010), Giải pháp phát triển nhân lực khoa học – công nghệ ở Hải Phòng phục vụ CNH,HĐH.

15. Thống kê Việt Nam (2009-2013), Niên giám thống kê các năm từ 2009-2013.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Nguyễn Văn Ngọc (2007), Thị trường sức lao động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia HCM.

18. Palmer và F.Gospel (1993), British Industrial Relations Trƣờng đại học Wollongong.

19. Lê Dung Phong (2006), Nguồn lực và động lực phát triển, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

20. Đảng Bộ tỉnh Hà Tĩnh (2010), Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Nxb.

21. Phan Thanh Tâm (2000), Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu CNH, HĐH đất nước.

22. Nguyễn Thanh (2005), Phát triển nguồn nhân lực phụ vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

98

23. Thống kê Hà Tĩnh (2009-2013), Niên giám thống kê các năm từ 2009- 2013.

24. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 22/7/2011, về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020;

25. Thủ tƣớng Chính phủ (2009), Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, về việc phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến 2020;

26. UBND tỉnh Hà Tĩnh (2012), Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2020;

27. Đặng Ngọc Tùng, Giải pháp phát triển lực lượng lao động ngành công nghiệp của TP. Hồ Chí Minh theo hướng CNH, HĐH

28. Trần Văn Tùng, Lê Ái Lâm (1996), Phát triển nguồn nhân lực – kinh nghiệm thế giới và thực tiễn Việt Nam [121].

29. Đào Quang Vinh (2006), Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 100)