6. Kết cấu của luận văn
4.2.3.2. Chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề
Để có đƣợc chất lƣợng đào tạo nghề, trƣớc hết phải quan tâm thực sự tới đội ngũ giáo viên. Hiện nay, số giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề đảm bảo chuẩn theo quy định tại Điều 58 của Luật dạy nghề mới chỉ có ở Trƣờng Trung cấp nghề Việt – Đức, còn tại các cơ sở dạy nghề khác của các huyện miền tỉnh Hà Tĩnh chƣa đáp ứng theo chuẩn. Giáo viên dạy nghề chủ yếu là kiêm nhiệm, hoặc kiêm nhiệm theo thời vụ, những giáo viên dạy nghề chính quy đúng nhƣ quy định ở các Trung tâm dạy nghề hoặc Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên và Dạy nghề rất ít và hầu hết, họ không có trình độ nghiệp vụ sƣ phạm.
- Phải xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách tuyển dụng, sử dụng, đào tạo bồi dƣỡng, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên dạy nghề; xây dựng tiêu
87
chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức giáo viên dạy nghề. Có các chính sách đặc thù nhằm khuyến khích, thu hút nghệ nhân, những ngƣời có kinh nghiệm và tay nghề cao trong sản xuất … làm giáo viên dạy nghề.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế ở từng địa phƣơng, phải có chính sách hỗ trợ đất ở, hỗ trợ kinh phí để họ làm nhà, gắn bó lâu dài với miền núi. Nhà nƣớc cần quy định cụ thể đối với giáo viên và cán bộ làm công tác quản lý dạy nghề ở miền núi từ năm thứ 5 trở đi, mỗi năm đƣợc hỗ trợ một khoản kinh phí nhất định để họ tích lũy xây dựng nhà ở.
- Xây dựng và thực hiện chế độ phụ cấp lƣu động cho giáo viên dạy nghề, ngƣời làm công tác quản lý dạy nghề, bởi trong quá trình tổ chức dạy nghề, chuyển giao công nghệ cho lao động miền núi, các thầy giáo, cô giáo không chỉ thực hiện ở các cơ sở dạy nghề tập trung mà còn tổ chức dạy nghề, chuyển giao kỹ thuật lƣu động tại các thôn, bản.
- Có chính sách hỗ trợ kinh phí để giáo viên dạy nghề và ngƣời làm công tác quản lý dạy nghề đƣợc tham quan, học tập và bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ.