6. Kết cấu của luận văn
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, diện tích đất tự nhiên 5.998km2, là tỉnh có miền núi, vùng cao - biên giới, vùng đồng bằng và vùng biển, dân số 1.255.080 ngƣời, ngoài dân tộc kinh, có các dân tộc Chứt, Mƣờng, Tày, Lào sinh sống. Mật độ dân số trung bình 209 ngƣời/km2; có 10 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố với 262 xã, phƣờng, thị trấn, trong đó có 119 xã miền núi. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nƣớc Công hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Hà Tĩnh có vị trí rất thuận tiện cho việc hợp tác, trao đổi và thƣơng mại với các tỉnh trong mối giao lƣu kinh tế - xã hội Bắc - Nam, thuận lợi cho chiến lƣợc phát triển kinh tế biển, kinh tế cửa khẩu và mở rộng hợp tác quốc tế. Hà Tĩnh có đƣờng biên giới dài 145km chung với 2 tỉnh Khăm Muộn và Bôlykhămxay của nƣớc bạn Lào, có hệ thống giao thông liên hoàn với mạng lƣới đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng sông, đƣờng biển thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế đối nội và đối ngoại. Tuyến Bắc - Nam có 127 km đƣờng Quốc lộ 1A, 87 km đƣờng Hồ Chí Minh và 70km đƣờng sắt chạy qua; tuyến Đông - Tây có quốc lộ 12 dài 55km nối Cửa khẩu Chalo Quảng Bình, Quốc lộ 8A dài 85km nối Cửa khẩu Cầu Treo với nƣớc bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan.
Miền núi tỉnh Hà Tĩnh gồm có 5 huyện: Hƣơng Sơn, Vũ Quang, Hƣơng Khê, Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Diện tích tự nhiên 4.687km2 (chiếm 78,1% lãnh
47
thổ). Với 3 tuyến quốc lộ quan trọng là: Đƣờng Hồ Chí Minh, đƣờng Sắt Bắc – Nam, đƣờng quốc lộ 1A đi qua 5 huyện miền núi nối liền với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Khu kinh tế cảng nƣớc sâu huyện Kỳ Anh. Có 145km đƣờng biên giới chung với nƣớc Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Đây là một lợi thế lớn để miền núi tỉnh Hà Tĩnh phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác và giao lƣu thƣơng mại quốc tế, với các vùng, miền trong cả nƣớc, khu vực để phát triển kinh tế - xã hội.