Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 97)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.4.Nâng cao chất lượng cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề

Đội ngũ giáo viên dạy nghề đƣợc hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau: tốt nghiệp trong và ngoài nƣớc, từ các trƣờng sƣ phạm kỹ thuật, các trƣờng đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trƣờng dạy nghề, lao động có tay nghề cao, nghệ nhân … nên trình độ năng lực cũng rất khác nhau. Luật dạy nghề đã quy định ba cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề và đang tạo ra cơ hội để phát triển dạy nghề đáp ứng nhu cầu thị trƣờng lao động trong nƣớc, tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng lao động quốc tế trong quá trình hội nhập. Để thực hiện và đáp ứng yêu cầu đó, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ

88

nhiều giải pháp và các yếu tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng dạy nghề, trong đó cần đặc biệt chú trọng xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Thƣờng xuyên nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề: Một thực tiễn cho thấy, giáo viên dạy nghề không những chỉ giỏi về lý thuyết mà còn phải giỏi về khả năng thực hành nghề và hƣớng dẫn cho học sinh thực hành nghề. Do đó phải tăng cƣờng bồi dƣỡng cho giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề nhằm thống nhất và từng bƣớc chuẩn hóa đội ngũ này.

- Tiếp tục đổi mới nội dung, chƣơng trình đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề theo hƣớng chuẩn hóa, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam nói chung và khu vực miền núi nói riêng để từng bƣớc hội nhập với khu vực và quốc tế. Đổi mới phƣơng pháp dạy và học theo hƣớng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của ngƣời học; tăng cƣờng thực hành, thực tập; kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học và hoạt động sản xuất; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề.

- Đổi mới công tác quản lý: Kiện toàn công tác quản lý dạy nghề theo hƣớng phân công, phân cấp, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo sự hợp lý trong toàn bộ hệ thống dạy nghề từ tỉnh đến các huyện.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề. Dành một nguồn kinh phí hợp lý cho đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề miềm núi trong các dự án hợp tác. Huy động mọi nguồn lực và tăng cƣờng hợp tác quốc tế để tạo điều kiện gửi giáo viên dạy nghề ở các huyện miền núi đi đào tạo ở nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 97)