Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 51)

6. Kết cấu của luận văn

1.2.3.3. Kinh nghiệm của tỉnh Lạng Sơn

Là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, có diện tích đất rừng chiếm tỷ lệ cao, có nhiều dân tộc sinh sống, cùng với lợi thế của kinh tế cửa khẩu đã đem lại cho tỉnh những bƣớc phát triển mới. Không vì thế mà Lạng Sơn không chú trọng đến công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, năm 2009 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 1535/QĐ-UBND về phê duyệt quy hoạch mạng lƣới đào tạo nghề tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020. Quy hoạch lại mạng lƣới dạy nghề, tập trung đầu tƣ Trƣờng Cao đẳng nghề Công nghệ và NLĐB với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn khá, thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu đào tạo chất lƣợng cao. Nâng cấp các Trung tâm dạy nghề cấp huyện đáp ứng nhu cầu học nghề của bà con các dân tộc trong Tỉnh. Xây dựng và từng bƣớc triển khai thực hiện đề án dạy nghề cho thanh niên. Lạng Sơn chú trọng và hƣớng tới nâng cao dần việc đào tạo lao động có chất lƣợng nhằm phục vụ những ngành công nghiệp hiện đại nhƣ: điện, điện tử, công nghệ thông tin, cơ khí, chế biến nông, lâm sản, … Phát triển mạnh mô hình truyền nghề, tuyển dụng lao động và đào tạo tại doanh nghiệp, chú trọng dạy nghề cho nông dân, thanh niên dân tộc. Thực hiện tốt chính sách dạy nghề đối với học sinh dân tộc nội trú. Đến nay, hàng năm có trên 1.000 học sinh đƣợc đào tạo nghề để bổ sung cho các doanh nghiệp chế biến noong, lâm sản trên địa bàn, hàng trăm thợ đƣợc đào tạo sau khi ra trƣờng về các doanh nghiệp, các trang trại, các cơ sở sản xuất nhỏ tại địa phƣơng. Bằng cách làm này, ngƣời dân Lạng Sơn nói chung và thanh niên của các dân tộc thiểu số anh em đều đƣợc đào tạo nghề và chính họ là những ngƣời xây dựng quê hƣơng bằng chính đôi tay đƣợc đào tạo qua các trƣờng nghề.

42

Qua những kinh nghiệm của các địa phương về phát triển nguồn nhân lực, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Tĩnh nói chung, khu vực miền núi của Tỉnh nói riêng:

- Coi trọng giáo dục phổ thông theo hƣớng chuẩn bị các kiến thức cơ sở để học sinh có thể bƣớc vào học một nghề nhất định khi không có đủ trình độ, điều kiện hoặc không muốn học lên đại học (chứ không nên chỉ hƣớng vào kiến thức để thi đại học). Đồng thời chú trọng giáo dục đồng bộ “đức, trí, thể, mỹ” để học sinh có thể trở thành những ngƣời lao động có kiến thức, kỹ năng, có sức khỏe, và đạo đức lao động tốt trong tƣơng lai. Có chính sách phân luồng học sinh ngay từ khi học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở.

- Coi trọng đào tạo, dạy nghề, mở rộng quy mô, cơ cấu, loại hình đào tạo và nâng cao chất lƣợng của các cơ sở đào tạo, dạy nghề theo hƣớng đầu tƣ chiều sâu, liên kết giữa các cấp đào tạo từ trung học chuyên nghiệp - trung học nghề - cao đẳng - cao đẳng nghề - đại học - sau đại học.

- Nâng cao chất lƣợng giáo dục đại học để có thể cung cấp cho đất nƣớc những cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh thực sự có trình độ và kỹ năng tƣơng xứng với bằng cấp. Từ kinh nghiệm nêu trên cho thấy, vấn đề mấu chốt để có thể tiếp thu đƣợc khoa học, công nghệ hiện đại và các phƣơng pháp, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và để có đƣợc những chuyên gia giỏi, đầu ngành đối với nƣớc ta bây giờ là nâng cao chất lƣợng chứ không phải mở rộng quy mô đào tạo.

- Nhanh chóng thực hiện quá trình xã hội hóa trong giáo dục và đào tạo để huy động đƣợc mọi nguồn lực của các tổ chức và cá nhân đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên cần phải có sự can thiệp mạnh

43

mẽ của Nhà nƣớc vào lĩnh vực đào tạo và phát triển công tác nghiên cứu khoa học, cũng nhƣ dựa vào sự hợp tác quốc tế rộng rãi.

- Đối với miền núi cần có chính sách ƣu đãi riêng trong đào tạo với ngƣời học và ngƣời dạy nghề. Chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực là ngƣời địa phƣơng, để tự họ là ngƣời trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức sản xuất ra sản phẩm, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh.

44

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)