Mức độ sẵn lòng của người dân về tham gia Chương trình

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 79)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.2.Mức độ sẵn lòng của người dân về tham gia Chương trình

Chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn với phƣơng thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Do vậy sự sẵng sàng đóng góp của ngƣời dân ảnh hƣởng lớn đến sự thành bại của Chƣơng trình.

Nghiên cứu tiến hành điều tra 300 hộ về mức độ sẵn lòng tham gia của hộ và những lý do của những trƣờng hợp chƣa tham gia với mong muốn tìm kiếm giải pháp khắc phục, thu hút sự tham gia của ngƣời dân. Kết quả điều tra bảng 3.12

Bảng 3.12: Mức độ sẵn lòng và lý do chưa tham gia vào Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh.

T

TT Nội dung điều tra Số

lƣợng Tỷ lệ (%) 1 Sự sẵn sàng tham gia để học nghề Sẵn sàng 157 52.33 Không sẵn sàng 109 36.33 Không có ý kiến 34 11.33

2 Lý do không muốn tham gia học nghề

Do không có điều kiện 105 35.00

Do không biết nội dung Chƣơng trình 37 12.33

Không tin tƣởng có đƣợc việc làm khi ra nghề 158 52.67

Nguồn: Số liệu điều tra

Kết quả điều tra mức sẵn lòng tham gia của ngƣời dân các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh vào chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt 52,33% số ngƣời đƣợc hỏi. Đây là một tỷ lệ không cao, song cũng phải thấy đây là những

70

thành công bƣớc đầu của Chƣơng trình trên địa bàn, bởi đây là một trong những khó, cần nhiều thời gian, công sức. Hơn nữa, với địa bàn dân cƣ thƣa, điều kiện kinh tế khó khăn cũng là những nguyên nhân ảnh hƣởng không nhỏ đến mức sẵn lòng của ngƣời dân.

Với tỷ lệ gần 88% ngƣời đƣợc hỏi chƣa sẵn sàng tham gia vào Chƣơng trình do điều kiện thực tế của gia đình và do chƣa thực sự tin tƣởng sau khi ra nghề sẽ tìm kiếm đƣợc việc làm.

Từ kết quả điều tra này cho thấy để tăng cƣờng hơn nữa sự sẵn lòng của ngƣời dân tham gia vào Chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của Chƣơng trình là vô cùng quan trọng. Đồng thời, Nhà nƣớc tiếp tục cần có chính sách hỗ trợ tốt hơn cho ngƣời dân nông thôn tham gia học nghề và giải quyết tốt khâu việc làm cho ngƣời học sau khi ra nghề.

Nguyên nhân của thực trạng này là:

- Do nguồn kinh phí hỗ trợ học nghề ở miền núi hạn hẹp nên vật tƣ cho thực hành nghề còn ít, thời gian học tại các xƣởng thực hành chƣa nhiều nên tay nghề sau khi học xong của một số nghề chƣa thể thành thạo để bắt tay vào làm ngay, một số không tìm kiếm đƣợc việc làm sau khi ra nghề.

- Đầu vào trình độ của học sinh học nghề rất thấp, nhiều môn học giáo viên dạy nghề phải bổ túc lại kiến thức phổ thông nhƣ toán, lý ... Do đó khả năng tiếp thu nội dung các môn học rất chậm.

- Sự say mê nghề nghiệp, nhận thức nghề còn rất mơ hồ. Học sinh chƣa ý thức đƣợc học nghề và rèn tay nghề giỏi sẽ là cẩm nang quan trọng để các em có khả năng hành nghề và kiếm tiền bằng chính nghề mình học, bằng chính đôi tay

71

lành nghề của mình để nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình và đây còn là cơ sở để thoát nghèo bền vững.

Qua phân tích thực trạng đào tạo nghề cho nguồn nhân lực ở các huyện miền núi Hà Tĩnh cho thấy:

- Trong tình trạng chung của cả nƣớc, sự nghiệp đào tạo nghề cho ngƣời lao động của Tỉnh nói chung và của các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh nói riêng trong những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Số lƣợng ngƣời học nghề đƣợc tăng lên qua các năm, cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ cả về xây lắp nhà xƣởng và trang thiết bị cho thực hành nghề, đội ngũ giáo viên dạy nghề ngày càng đƣợc bổ sung cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đây là một sự cố gắng rất lớn của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Đảng bộ, chính quyền các cấp của các huyện miền núi trong thực hiện chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Hà Tĩnh.

- Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả bƣớc đầu đã đạt đƣợc vẫn còn có những bất cập trong thực tiễn cần phải nghiêm túc nhìn nhận là: Hệ thống các cơ sở dạy nghề tại các huyện miền núi của tỉnh còn ít và yếu, quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, chất lƣợng đào tạo, hiệu quả đào tạo chƣa đáp ứng kịp những đòi hỏi ngày càng cao nhân lực qua đào tạo phục vụ cho chiến lƣợc phát triển khu vực miền núi của Tỉnh.

+ Hiện tại, khu vực miền núi tỉnh Hà Tĩnh có hơn 60% lao động chƣa qua đào tạo, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp còn lớn (trên 42%), đáng chú ý là tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn mới đạt 67,5%. Lao động trong ngành công nghiệp, xây dựng mới chiếm 29,4% (so với lao động miền núi), điều này thể hiện mức độ công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn ở miền núi chƣa cao, cơ cấu lao động chuyển đổi chậm.

72

+ Một số lĩnh vực có nhu cầu lao động có tay nghề, có nhu cầu đào tạo nhƣng rất khó tuyển sinh nhƣ: nông, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Một số nghề đƣợc đào tạo theo nhu cầu cho các địa phƣơng phải chuyển đổi nghề do quy hoạch nhƣng không thể phát huy đƣợc do cơ sở vật chất tại các địa phƣơng này đầu tƣ phát triển nghề mới chƣa có. Số lƣợng học sinh ở nông thôn miền núi, nhất là vùng sâu, vùng xa biên giới tham gia học nghề còn quá ít.

+ Hệ thống trƣờng, lớp, các cơ sở dạy nghề còn nhiều bất cập, chƣa nhiều về số lƣợng nhƣng năng lực và hiệu quả đào tạo chƣa cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo quá nghèo nàn và lạc hậu so với yêu cầu. Mục tiêu, chƣơng trình, nội dung, phƣơng pháp đào tạo chậm đƣợc đổi mới và chƣa thực sự gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Chất lƣợng đào tạo còn nhiều hạn chế, kỹ năng thực hành và ứng dụng của học sinh còn yếu, trình độ ngoại ngữ, tin học thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 79)