Sự hình thành nguồn nhân lực qua các năm

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 68)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.1.2.Sự hình thành nguồn nhân lực qua các năm

Nhƣ trên đã phân tích lực lƣợng lao động đồng nghĩa với dân số tham gia các hoạt động kinh tế. Việc đánh giá lực lƣợng lao động dựa trên dữ liệu tổng hợp từ kết quả điều tra lao động, việc làm hàng năm thời kỳ 2009-2013 do Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Tổng Cục Thống kê, Sở Lao động- Thƣơng binh và Xã hội Tỉnh cho thấy một số vấn đề cơ bản đặc trƣng thực trạng và xu hƣớng biến động cũng nhƣ tình hình sử dụng lực lƣợng lao động của các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2009-2013 nhƣ sau:

Bảng 3.5: Lực lượng lao động các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh phân theo nhóm tuổi năm 2009 và 2013

Nhóm tuổi của lực lƣợng lao động Năm 2009 Năm 2013 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ ( %) Tổng lực lượng lao động 319.735 100% 344.448 100% 15 – 24 82.172 25,7% 80.256 23,3% 25 – 34 87.607 27,4% 87.489 25,4% 35 – 44 45.722 14,3% 67.856 19,7% 45 – 54 53.396 16,7% 64.067 18,6% 55 – 59 27.497 8,6% 22.734 6,6% 60 23.341 7,3% 22.045 6,4% Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh.

Số liệu ở bảng 3.5 cho thấy, năm 2013 tỷ lệ lao động trẻ gồm những ngƣời từ đủ 15 tuổi đến 34 tuổi trong tổng lực lƣợng lao động miền núi đã giảm từ 25,7% xuống còn 23,3%; nhóm tuổi lao động trung niên từ đủ 35 tuổi đến 54

59

tuổi lại tăng từ 14,3% lên 19,7%. Nhƣ vậy, xu hƣớng già hóa lực lƣợng lao động các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh phát triển tốc độ nhanh.

Quy mô lực lƣợng lao động gia tăng với tốc độ cao. Năm 2013 khu vực miền núi có 344.448 ngƣời bằng 1,08 lần so với năm 2009; bình quân hàng năm thời kỳ này tăng 2,16%, với quy mô tăng thêm 4.943 ngƣời/năm. Trong đó lực lƣợng lao động ở các thị trấn cũng có xu hƣớng gia tăng do phát triển công nghiệp chế biến, hình thành các nhóm nghề thủ công nghiệp, chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng, khu kinh tế, nghề truyền thống.

- Về dân số, lao động và chất lƣợng nguồn lao động đã có bƣớc chuyển biến tích cực. Số liệu ở bảng 3.6 thể hiện rất rõ:

Dân số trong độ tuổi có xu hƣớng tăng dần ở các thị trấn, năm 2009 có 9.2% thì đến năm 2013 đã tăng lên 11.8% so với lao động khu vực miền núi. Đây cũng là xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động, một bộ phận lao động từ sản xuất nông nghiệp sang làm việc ở các ngành sản xuất khác.

Bảng 3.6: Dân số, lao động và chất lượng lao động các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2009-2013

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013

- Dân số miền núi Người 560.940 560.810 560.990 565.660 574.080

- Dân số MN trong độ tuổi LĐ Người 319.735 324.148 327.057 334.305 344.448

Tỷ lệ % so dân số miền núi % 57% 57,8% 58,3% 59,1% 60%

Chia theo:

+ Thành thị Người 29.416 31.442 33.687 37.442 40.645

Tỷ lệ % so với DS trong độ tuổi % 9,2% 9,7% 10,3% 11,2% 11,8%

+ Nông thôn Người 290.319 292.706 293.370 296.863 303.803

60

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 32,7 35,1 36,4 38,2 39,5

Trong đó qua đào tạo nghề % 8,7 9,3 10,5 11,7 12,6

CT tuyển mới LĐ học nghề Người 71.500 77.500 82.500 89.500 91.000

Trong đó:

+ Trung cấp nghề Người 13.500 15.000 19.000 24.500 27.000

+ Sơ cấp nghề Người 58.000 62.500 63.500 65.000 66.000

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh các năm từ 2009-2013

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo tuy có tăng qua hàng năm nhƣng vẫn còn thấp hơn mức trung bình của Tỉnh. Năm 2009 là 32,7% và đến năm 2013 là 39,5% (bình quân toàn tỉnh là 42,7% năm 2009 và 57,5% năm 2013).

- Về sử dụng lao động khu vực miền núi tỉnh Hà Tĩnh: Từ năm 2009 đến nay, cơ cấu lao động làm việc ở các ngành kinh tế khu vực miền núi đã có sự biến đổi theo hƣớng tiến bộ. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên. Tuy nhiên những biến đổi đó còn rất chậm.

Số liệu ở bảng 3.7, sẽ cho thấy điều đó.

Bảng 3.7: Lao động làm việc theo khu vực kinh tế các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2009 - 2013

Chỉ tiêu ĐVT 2009 2010 2011 2012 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số Người 319.735 324.148 327.057 334.305 344.448 - Nông, lâm, thủy sản Người 239.842 236.249 233.192 231.342 229.469

Tỷ trọng % 49,8 48,7 46,9 45,4 43,2

- Công nghiệp, XDCB Người 30.695 33.387 36.640 40.451 45.467

61

- Dịch vụ Người 49.198 55.512 57.225 62.512 69.512

Tỷ trọng % 23,9 24.8 25,9 26,4 27,4

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh các năm từ 2009 - 2013 .

Năm 2009, số ngƣời lao động ở cả ba khu vực kinh tế miền núi tỉnh Hà Tĩnh là 319.735 ngƣời. Cơ cấu lao động chƣa hợp lý, tỷ lệ lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn lớn. Lao động ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2009 là 238.842 ngƣời và giảm còn 229.469 ngƣời vào năm 2013. Lao động các ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản và dịch vụ có xu hƣớng tăng lên tích cực, năm sau cao hơn năm trƣớc. Số lao động ngành công nghiệp, xây dựng cơ bản năm 2009 là 30.695 ngƣời, chiếm 10% đã tăng lên vào năm 2013 là 45.467 ngƣời chiếm 13% so với lao động miền núi. Ngành dịch vụ năm 2009 từ 49.198 ngƣời chiếm 15% lên 69.512 ngƣời chiếm 20% năm 2013 so với lao động miền núi.

Nhƣ vậy, cơ cấu lao động miền núi tỉnh Hà Tĩnh đã có sự chuyển dịch nhƣng với tốc độ còn chậm so với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, qua số liệu trên có thể thấy cơ cấu lao động các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh có sự biến đổi theo chiều hƣớng tốt: Lao động nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng từ 49,8% năm 2009 xuống còn 43,2% năm 2013. Tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng cơ bản tăng dần từ 26,3% năm 2009 lên 29,4% năm 2013. Tỷ trọng lao động dịch vụ tăng từ 23,9% năm 2009 lên 27,4% năm 2013.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là trình độ chuyên môn, tay nghề của lao động các huyện miền núi còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, thậm chí còn chƣa qua đào tạo nên chƣa thể đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, nhiệm vụ trƣớc mắt và lâu dài là phải quan tâm hơn nữa sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho

62

ngƣời lao động để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn miền núi tỉnh Hà Tĩnh.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý (Trang 68)