6. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong công tác đào tạo nghề
nghề phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh
Có thể nói, những kết quả đạt đƣợc trong công tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực các huyện miền núi tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua đã góp phần to lớn nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ những ngƣời lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, tác động mạnh đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực thông qua đào tạo nghề còn chậm, trình độ tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo trong lao động vẫn còn những hạn chế. Cơ cấu lao động trong các ngành sản xuất còn rất thiếu đội ngũ có trình độ tay nghề, những ngƣời trực tiếp chuyển giao và nhận chuyển giao công nghệ mới. Thể lực ngƣời lao động chƣa đáp ứng yêu cầu xã hội và cƣờng độ lao động theo kiểu công nghiệp. Nguyên nhân của những tồn tại đó có nhiều, chúng tôi chỉ đề cập đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, là vùng có cơ cấu kinh tế là nông - lâm - công nghiệp nhƣng trong nội bộ ngành nông nghiệp chƣa có sự thay đổi rõ nét giữa trồng trọt, chăn nuôi và chế biến; sản xuất hàng hóa thấp, tỷ lệ nông dân sống với kiểu tự cung, tự cấp cao (70 - 80%). Trong nông thôn còn mang đậm quan hệ “nông dân - cổ truyền”, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, nghề truyền thống bị suy giảm. Cơ sở hạ tầng còn yếu, lạc hậu về công nghệ kỹ thuật, vốn đầu tƣ ít (bao gồm cả vốn tích lũy từ nội bộ và vốn kêu gọi từ bên ngoài) đã dẫn đến cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng của khu vực miền núi tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua.
77
Hai là, trình độ kinh tế còn lạc hậu, sức ỳ của cơ chế cũ cùng với sự đầu tƣ cho phát triển nguồn nhân lực chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của phát triển kinh tế - xã hội đang tạo thành một hợp lực có sức cản lớn đối với khu vực miền núi tỉnh Hà Tĩnh. Các chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội chƣa có sự lồng ghép chặt chẽ nên hiệu quả chƣa cao, nhất là các chƣơng trình về văn hóa, giáo dục, đào tạo, dân số có liên quan đến phát triển nguồn nhân lực. Các cơ chế, chính sách về đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng cho ngƣời lao động miền núi và dân tộc thiểu số tuy đã có sự quan tâm nhƣng chƣa đủ sức mạnh để thu hút ngƣời giỏi, tâm huyết với đào tạo nguồn nhân lực miền núi. Trong đó có cả chính sách đối với ngƣời học và ngƣời dạy.
Ba là, công tác quản lý về đào tạo nghề cho phát triển nguồn nhân lực miền núi chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nhất là việc xây dựng chính sách, cơ chế, quy hoạch phát triển mạng lƣới đào tạo nghề. Hệ thống các cơ sở dạy nghề còn có nhiều bất cập. Một mặt do chƣa đƣợc quy hoạch mạng lƣới hợp lý và đầu tƣ phát triển dài hạn. Nguồn lực đầu tƣ cho đào tạo nghề từ ngân sách Nhà nƣớc đối với đặc thù của vùng miền núi chƣa thỏa đáng, tình trạng này dẫn đến các cơ sở dạy nghề chƣa có hệ thống lớp học lý thuyết, xƣởng thực hành nghề, nhà ở nội trú cho học sinh miền núi một cách đồng bộ.
Bốn là, công tác giáo dục hƣớng nghiệp dạy nghề cho học sinh và các bậc phụ huynh còn nhiều hạn chế, công tác phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông còn gặp nhiều khó khăn. Tâm lý phổ biến của học sinh và cha mẹ học sinh vẫn mong muốn học đại học, cao đẳng, chứ không muốn học nghề hoặc trung học chuyên nghiệp… Luật dạy nghề đã có hiệu lực từ tháng 7/2007, nhƣng đến nay một bộ phân lớn dân cƣ miền núi chƣa biết hoặc chƣa hiểu gì về học nghề.
78
Chƣơng 4
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC HUYỆN MIỀN NÚI TỈNH HÀ TĨNH