- Sự phát triển xen lẫn của các định chế ngân hàng, phi ngân hàng, phi tà
2.1.2.2 Bối cảnh hoạt động kinh doanh ngân hàng:
Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng có những tác động nhất định đến thị trường
tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng. Trước tình hình lạm
phát cao, Việt Nam vừa phải kiềm chế lạm phát vừa phải chống đỡ để thoát khỏi
khủng hoảng. Tuy nhiên, những bất ổn về mặt vĩ mô cùng với những chính sách
tiền tệ thắt chặt cũng gây nên nhiều khó khăn hơn cho hoạt động ngân hàng như: lợi
nhuận suy giảm, nợ xấu gia tăng, tính thanh khoản có vấn đề,… Thực tiễn đòi hỏi
cần có những thay đổi sâu sắc.
Nhìn chung, hoạt động ngân hàng năm 2012 có nhiều biến động, mặc dầu với
quy mô vốn còn nhỏ, nguồn nhân lực hạn chế, trình độ công nghệ vẫn còn chậm
tiến so với các nước trong khu vực nhưng các NHVVN TP.HCM cũng đã có những
hiệu bắt đầu được chú ý, việc ổn định thị phần để phát triển đang là tâm điểm trong
chính sách của các ngân hàng trong nước.
Nhóm các NHVVN đặc biệt chú ý đến chiến lược phát triển mạng lưới. Mặc
dù số lượng chi nhánh tăng mạnh nhưng mức độ phân bố vẫn chưa hợp lý, phần lớn
vẫn tập trung chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh. Hệ thống máy ATM toàn thị trường từ chưa đến 3.000 máy vào năm
2006, nay đã đạt gần 13.000 máy. Mạng lưới điểm chấp nhận thẻ (POS) cũng tăng
từ 11.000 năm 2006 lên hơn 63.500.
Trước áp lực cạnh tranh nhiều mặt trên nhiều thị trường, do tác động cùng lúc của các hoạt động hội nhập quốc tế, từ AFTA, ACFTA mở rộng, APEC, BTA, ... để
giành thắng lợi các NHVVN trong nước phải tạo ra được một chiến lược phối hợp
toàn diện. Nâng cao chất lượng kinh doanh, quản lý vốn an toàn hiệu quả, đổi mới
công nghệ quản trị hiện đại, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với điều
kiện thực tế là chìa khoá cơ bản để bảo đảm cho sự phát triển thành công bền vững.