Kiến nghị với thành phố

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cho các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77)

- Giai đoạn 20152020: theo mục tiêu một số NHVVN TP.HCM sẽ phát triển

3.4.2. Kiến nghị với thành phố

- Khuyến khích sự hình thành và phát triển nhóm các NHVVN hàng đầu, làm

cơ sở định hướng để mở rộng thị trường liên ngân hàng, định ra các tiêu chuẩn

chung cho thị trường.

- Xúc tiến hình thành hiệp hội NHVVN theo hướng chuyên quản lý về mặt

công việc, nghề nghiệp, để thúc đẩy phát triển nghề nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp

pháp cho các hội viên trước các giao dịch kinh tế dân sự, làm trung tâm liên kết các

NHVVN và các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Nâng cao vai trò Hiệp hội NHVVN, cung cấp thông tin pháp luật thị trường,

huấn luyện ngắn hạn, tư vấn công nghệ kinh doanh, giải quyết tranh chấp, phát triển

quan hệ và tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, tư vấn cơ hội kinh

doanh, tạo điều kiện để các thành viên hoạch định chiến lược hoạt động.

- Giao cho Hiệp hội đứng ra tổ chức xây dựng cơ cấu khai thác hợp lý, phân

tầng thu hút vốn cho phù hợp với giá trị khai thác, theo hướng phân bổ các

NHCPVVN nhỏ tập trung vào các khách hàng có giá trị khai thác thấp, nhu cầu đơn

giản, chất lượng kém, chuyên môn thấp.

- Tổ chức hợp tác liên kết để phát triển thương hiệu, xây dựng kế hoạch, lộ

trình đổi mới, về chất lượng sản phẩm dịch vụ, năng lực kinh doanh, trình độ quản

lý,... Gắn quyết định phát triển thương hiệu chung với uy tín của thành phố, quốc

gia, tạo ra những đặc trưng riêng biệt làm nổi bật một cách nhất quán trong các sản

phẩm, dịch vụ và các chương trình quảng bá.

- Củng cố và cơ cấu lại các NHCPVVN về các mặt khuôn khổ điều hành hoạt động, khả năng phân tích tín dụng, hệ thống thông tin công khai trên báo chí, sự

minh bạch, nguồn nhân sự, cải cách hệ thống các NHTMvà các định chế tài chính. - Đánh giá lại tính phù hợp trong quy hoạch tổng thể để điều chỉnh lại các mục tiêu, định hướng phát triển các ngân hàng theo mô hình công ty hoá, tập đoàn hoá và siêu thị hoá,... Xây dựng cơ chế kinh doanh ngân hàng đặc thù, định rõ khuôn khổ và những chuẩn mực phải tuân thủ, hạn chế thấp nhất tiêu cực và bất cập của

- Chuẩn hoá các tiêu chuẩn hoạt động ngân hàng và các hoạt động có liên quan

trên địa bàn. Xây dựng lộ trình để hoàn thiện, đánh giá toàn diện và khẩn trương sắp

xếp lại các ngân hàng, phân loại, phân dòng để giao nhiệm vụ kinh doanh. Đẩy

mạnh cải cách các thủ tục hành chính để cải thiện môi trường.

- Tăng khả năng chuyển hoá bất động sản, động sản thành tài sản tài chính nhằm mở thêm kênh huy động vốn, bằng cách đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất, phát triển hệ thống thông tin, các tổ chức môi giới tư vấn, định giá,.. bất động sản nhằm làm tăng nguồn vốn huy động cho sản xuất.

3.4.3. Đề xuất đối với các NHCPVVN TP.HCM

- Mỗi NHCPVVN cần nhanh chóng xây dựng bản điều lệ mới. Trong đó phải

làm sáng tỏ được mục tiêu, tầm nhìn của tổ chức đối với tương lai, chiến lược hợp

lý hoá cơ cấu tổ chức, tiến trình thông qua quyết định của đại hội cổ đông, HĐQT. Đảm bảo cơ chế hoạt động phải mang tính mềm dẻo, linh hoạt, các quyết định đưa ra đều phải dựa trên cơ sở đồng thuận, dựa trên lợi ích chung theo phương cách cổ

phần.

- Mở rộng hoạt động hình thành các quỹ đầu tư phát triển triển khai hợp vốn đầu tư, cho vay, tham gia sáng lập công ty cổ phần để đầu tư,… Gia tăng các hoạt động liên kết, hợp tác, thành lập các quỹ tài chính mới nhằm nâng cao hiệu quả sử

dụng vốn tự có và tiết giảm rủi ro.

- Tổ chức liên kết ngân hàng với các tổ chức thương mại, thành lập hệ thống FFTPOS. Đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc về mọi mặt hoạt động, nâng cao chất lượng quản trị. Ap dụng mô hình quản lý khu vực để quản lý mạng lưới. Xây dựng

hệ thống chính sách quản lý rủi ro hoàn thiện từ phương pháp, điều hành, giám sát. Liên tục đổi mới hài hoà lợi ích giữa các bên có quyền lợi liên quan.

- Liên hiệp các NHCPVVN, thành lập các hiệp hội chống rủi ro tín dụng,

chống cạnh tranh không lành mạnh. Xây dựng cơ chế quản lý cụ thể theo chuẩn

mực khu vực và quốc tế đối với các hoạt động nghiệp vụ cơ bản, sớm thành lập và hoàn thiện các định chế bên trong. Coi trọng quản trị chất lượng, chính sách đãi ngộ để tăng giá trị ngân hàng, thu hút các nhà đầu tư và khách hàng tiềm năng.

- Các NHCPVVN cần có một cơ chế quản lý năng động, chính sách quản lý điều hành hợp lý, toàn bộ hệ thống tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, cơ sở vật

chất kinh doanh phải phù hợp với yêu cầu cạnh tranh, với mục tiêu phát triển chung, trên cơ sở đảm bảo sự ổn định lâu dài của thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.

- Chủ động phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ

và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lýcho khách hàng có khó khăn tài chính tạm

thời, có chiều hướng cải thiện sản xuất kinh doanh tích cực, được đánh giá có khả năng trả nợ theo thời gian cơ cấu lại nợ;

- Tăng cường trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định

của pháp luật. Đẩy nhanh tiến độ bán, xử lý các tài sản bảo đảm của các khoản nợ

xấu để thu hồi vốn;

- Chuyển nợ thành vốn góp: đối với khách hàng là doanh nghiệp mà ngân

hàng đánh giá là có triển vọng phát triển, ngân hàng có thể sử dụng biện pháp

chuyển nợ thành vốn góp vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Kết luận chương 3

Là các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh tiền tệ, trong một bối cảnh thị trường yếu kém, nhiều biến động, để tồn tại và phát triển các NHVVN phải phát huy đặc tính cơ động linh hoạt, trên cơ sở vừa đảm bảo tính “tuần tự, đuổi bắt, đón đầu”. Trước mắt, cần định hướng vào các dòng thị trường cấp thấp nơi tập trung rất

nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời chú ý tận dụng khai thác các khoảng

trống thị trường, các cơ hội phát sinh, các nhu cầu mới trên thị trường nhằm vừa mở

rộng thị trường vừa rút kinh nghiệm, thăm dò trước khi đi vào triển khai các chính sách tài chính, kinh doanh, đầu tư lâu dài. Phát triển để tồn tại, tiết giảm phí tổn và tránh tổn thất không cần thiết có thể khi đối đầu trực diện với cạnh tranh, được xem là sách lược khôn ngoan nhất, đặc biệt trong tình hình trước mắt để giúp các NHVVN gầy dựng, củng cố thị trường, tổ chức, và năng lực, bản lĩnh thực sự vững

vàng làm tiền đề cho một bước phát triển đại nhảy vọt sang các tập đoàn tài chính

KẾT LUẬN

Trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế nói chung, các hoạt động tài chính nói riêng, hoạt động của các ngân hàng có rất nhiều vấn đề mới cần được nghiên cứu và triển khai cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn và thông lệ quốc tế. Việc nghiên cứu,

áp dụng các chiến lược phát triển NHVVN là vấn đề quan trọng và cấp thiết nhằm

góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đảm bảo an toàn về vốn và tạo điều kiện để các NHCPVVN TP.HCM tồn tại và phát triển trong môi trường

kinh tế hội nhập. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục

tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề này đã hoàn thành được một số nhiệm vụ đặt ra:

Nêu lên một số luận chứng khoa học về mặt lý luận nhằm góp phần làm sang tỏ hơn về cơ sở pháp lý sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng vừa và nhỏ.

Nghiên cứu tổng quát tình hình kinh doanh của các NHVVN trong thời gian

gần đây, qua đó đánh giá khả năng phát triển của các NHCPVVN và những định

hướng trong tương lai để hoạt động kinh doanh được hiệu quả hơn.

Nêu ra một số chiến lược, giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh,

phát triển hoạt động và giải quyết những bế tắt trong việc định vị chiến lược.

Do có một số giới hạn về thời gian, đối tượng nghiên cứu và kinh nghiệm

thực tế cả bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Để các nội dung trên triển khai khả thi trong thực tiễn, đề tài rất mong nhận được

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cho các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77)