- Giai đoạn 20152020: theo mục tiêu một số NHVVN TP.HCM sẽ phát triển
3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam
- Ban hành cơ chế về tổ chức hoạt động quản trị, xác định rõ yêu cầu quản trị
tốt, kiểm soát rủi ro, quy định việc tuân thủ nguyên tắc minh bạch trong vay mượn,
tạo khung pháp lý minh bạchđể hoàn thiện bản điều lệ cho từng ngân hàng.
- Ban hành quy định xác định nợ quá hạn theo tiêu chuẩn Basel II, tiếp đến là
Basel III, làm cơ sở tổng điều tra lại nợ quá hạn chính xác, tăng cường quản lý giám
sát nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn hiệu quả, bền vững, xây dựng quy chế cho vay, quy định kiểm tra giám sát hoạt động của TCTD đầy đủ.
- Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý cho việc phát triển dịch vụ quản
trị danh mục sản phẩm dịch vụ, xúc tiến liên kết hệ thống thanh toán, các chuẩn
mực hệ thống, giao thức dữ liệu, bảo mật,… và các tiêu chuẩn tối thiểu về hệ thống.
- Xây dựng cơ chế quản lý vốn an toàn phân tầng, trên cơ sở vận dụng linh
hoạt các nguyên tắc của BIS phù hợp tiến trình cải tổ NHVVN và hệ thống ngân hàng. Đưa thêm các yếu tố vào xác định tiêu chuẩn an toàn vốn, chất lượng nhân
lực, cải tổ cấu trúc cổ đông, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu hoạt động,... Có chính sách động viên cụ thể cho các NHVVN có thành tích tiến bộ trong đổi mới.
- Đối với các NHVVN hình thành mới cần xác định rõ sự cần thiết, hiệu quả
kinh tế, thẩm định nghiêm túc, đặc biệt về quy mô vốn điều lệ và giải pháp hình thành vốn nhằm đảm có đủ vốn để hoạt động. Xây dựng cơ chế phân biệt giới hạn xác định theo quy mô vốn an toàn gắn với quy mô thị trường, thị phần để cho phép
mức được mở rộng, đa dạng hoá hoạt động sản phẩm.
hút vốn, mở rộng quy định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ cổ
phiếu lên 49%, nâng tỷ lệ nắm giữ mỗi cá nhân lên 25% như chính sách đối với các
doanh nghiệp. Thực hiện đấu giá trong quá trình phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán.
- Tăng cường hệ thống pháp lý bảo vệ an toàn cho nhà đầu tư, cần có một
khung quy tắc hoạt động vững chắc, ổn định cùng với khuyến khích mạnh mẽ các
NHCPVVN đầu tư vốn vào thị trường chứng khoán.
- Nới rộng giới hạn cho phép các NHCPVVN được quyền đầu tư quá 50% vốn
chủ sở hữu vào các doanh nghiệp, bằng cách xem xét thêm giá trị trên thị trường qua đánh giá giá trị thương hiệu và tiềm năng lợi nhuận.
- Trước mắt để tạo điều kiện cho các ngân hàng nâng cao sức cạnh tranh, nên
ngăn chận các NHNNg có quy mô nhỏ tài chính không lành mạnh vào Việt Nam. Để liên doanh NHNNg mẹ phải có vốn từ 20 tỷ USD trở lên, các ngân hàng con 100% vốn phải có vốn trên 10 tỷ USD, thời hạn hoạt động 99 năm. Đối với các NHNNg đã cho phép hoạt động trước quy định này, cần điều chỉnh lại phạm vi hoạt động bằng các công cụ rào cản thích hợp.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm rủi ro tín dụng và quy trình giám sát từ xa,
hoàn tất quy trình thanh tra đối với các TCTD. Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi
ro công khai. Giới hạn tăng trưởng tín dụng cho phù hợp với chính sách tiền tệ. Xây
dựng và hoàn thiện các định chế về bảo hiểm tín dụng. Xác lập cơ chế can thiệp của nhà nước và cơ chế bảo hiểm tiền gửi quốc gia hoặc bảo toàn tiền gửi cho từng hệ
thống, duy trì trật tự của hệ thống tài chính trên internet.
- Phối hợp cơ quan kiểm toán và các cơ quan giám sát trong công tác giám sát
an toàn vốn, nhằm ngăn chận khả năng xảy ra rủi ro đạo đức do ngân hàng mạo
hiểm đầu tư vào các dự án đầy rủi ro. Rà soát lại chức năng nhiệm vụ, xác định mục
tiêu hiện trạng của từng NHCPVVN, trên cơ sở phân tích điều kiện của thị trường và đánh giá năng lực nội tại, nhằm xây dựng những chỉ dẫn chi tiết về định hướng
hợp lý khả thi.
những bất cập, đảm bảo tính đồng bộ về cơ sở pháp lý với các luật TCTD, luật đất đai, luật lao động, xem xét, bổ sung, sửa đổi kịp thời một số quy định khác. Bổ sung thêm cơ sở pháp lý tạo điều kiện tăng cường hiệu quả hoạt động của các công ty
quản lý nợ và khai thác tài sản.
- Cho phép nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tiền vào kinh doanh chứng
khoán, chuyển ngoại tệ ra bất cứ lúc nào mà không phải găm giữ lại hơn một năm như trước. Đơn giản hoá quy trình mở tài khoản vãng lai, cho phép giao dịch trực
tiếp với công ty chứng khoán bằng ngoại tệ hạn chế chi phí chuyển đổi, cho người nước ngoài được mở tài khoản chuyên dùng kinh doanh chứng khoán tại ngân hàng.
- Tạo lập cơ chế quản lý giám sát tích cực, thống nhất các mặt hoạt động thành một đầu mối, chuẩn hoá bộ máy giám sát về năng lực đánh giá, thái độ khách quan, độ chính xác, tính hợp lý của các tiêu chuẩn đo lường, mức độ phân định các thành phần vốn, loại hình hoạt động, quy mô nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho các chức năng
và nghiệp vụ quản lý của cơ quan giám sát NHNN có đầy đủ cơ sở pháp lý và giải
pháp công nghệ để thực hiện.
- Thiết lập cơ chế phản ứng nhanh với tình huống xấu, hỗ trợ các ngân hàng, các tổ chức tài chính đồng đẳng hình thành lực lượng phản ứng nhanh dưới sự tham
gia của NHNN, chính quyền địa phương, hiệp hội ngân hàng, hiệp hội tài chính,.. Xây dựng chính sách, chế độ, điều kiện hỗ trợ cụ thể, nhằm tăng cường thêm chức năng giám sát tài chính và nâng cao trách nhiệm của các ngân hàng thành viên.
- Thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển thông qua ban hành và triển khai
có hiệu quả các quy định, chính sách về mua bán nợ. Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan phân tích, đánh giá hoạt động của các ngành, lĩnh vực, đẩy nhanh tiến độ
giải phóng hàng tồn kho. Phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ
xây dựng văn bản hướng dẫn các quy định về xử lý tài sản bảo đảm, chỉ đạo xử lý
dứt điểm các vụ việc, vụ án có liên quan; đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và cơ cấu lại
các doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước gắn với việc
xử lý nợ xấu; phối hợp với các địa phương hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi