Cơ cấu lại hoạt động cho phù hợp với yêu cầu an toàn vốn

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cho các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65)

- Giai đoạn 20152020: theo mục tiêu một số NHVVN TP.HCM sẽ phát triển

3.2.4. Cơ cấu lại hoạt động cho phù hợp với yêu cầu an toàn vốn

- Cơ cấu lại các nguồn tài chính, bằng cách chuyển các nguồn quỹ huy động

vốn tốn kém thành các nguồn tài trợ có thể dự đoán được, như: thông qua phát triển

hệ thống ATM, các công cụ thẻ đa năng, tham gia thị trường tiền tệ, thị trường

OTC, thị trường chứng khoán,... Xây dựng chiến lược đầu tư bài bản chủ động trong hoán đổi thu nhập rủi ro dài hạn, tập trung vào tài trợ cho các chính sách hiện đại hoá công nghệ, nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu hoá hoạt động hợp lý. Duy trì

độ lệch giữa tỷ suất sinh lợi và suất chi phí ở mức chấp nhận được, ổn định dần các

biến động về thu nhập bằng những chính sách quản trị có hiệu quả về rủi ro do lãi suất, thuế,... cũng như đa dạng hoá những thị trường sản phẩm dịch vụ mới.

- Cơ cấu lại các rủi ro tài chính, bằng cách tổng hợp các nguồn vốn hình thành và tình hình sử dụng các quỹ, thực hiện các thay đổi về kỹ thuật cung ứng

dịch vụ phù hợp có sự phân biệt ảnh hưởng của từng đối tượng cạnh tranh và từng

thị trường dịch vụ khác nhau; Xây dựng một hệ thống cơ chế quản lý, kiểm soát và giám sát hoạt động của các chi nhánh để tránh tình trạng mở rộng quy mô quá mức; Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng sang khu vực kinh tế phi nhà

nước, đảm bảo cơ cấu tín dụng phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn, mở rộng quy

mô tín dụng nhưng phải trong môi trường kinh doanh khống chế được rủi ro, đảm

bảo cơ cấu tín dụng theo thời hạn phải phù hợp với nhu cầu thị trường và cơ cấu của

tài sản nợ theo kỳ hạn,...

- Cơ cấu lại khách hàng vay vốn, dựa vào phản ánh của bảng cơ cấu đầu tư để

nhận dạng những khó khăn mà khách hàng phải đối đầu nhằm điều chỉnh lại cơ cấu dư nợ của khách hàng vay vốn. Cụ thể: thành lập một bộ phận đòi nợ độc lập; Xây

dựng chiến lược ngành hàng và khách hàng hợp lý, rõ ràng; Xây dựng chiến lược

sản phẩm hợp lý kết hợp giữa tín dụng bán buôn và bán lẻ; Đưa hoạt động bảo lãnh vào loại hình tín dụng; Hoàn thiện hệ thống nhận diện nhu cầu khách hàng.

quả kém, loại bỏ các hoạt động gây lỗ, cổ phần hoá các hoạt động ngoài tầm quản lý, quy được trách nhiệm cho các chủ nợ và người trực tiếp quản lý có thể, sắp xếp

lại nhân viên, xây dựng cơ cấu lãi suất mới, cấu trúc lại phòng ban theo khối, nhóm hướng tới ngân hàng đa năng. Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh và thị trường, chính

sách quản lý nên chú ý nhiều hơn đến việc hình thành các công ty trực thuộc, như:

bảo hiểm, cho thuê tài chính, chứng khoán, tư vấn đầu tư,...

- Chứng khoán hoá các tài sản, bằng cách chuyển các khoản cho vay thành các chứng khoán có thể chuyển đổi, hoặc chứng khoán hoá số lớn thông qua việc

gộp các khoản cho vay nhỏ, bán các chứng khoán ghi nhận quyền hưởng lãi từ dòng

lưu kim, chuyển nhượng cho các ngân hàng.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cho các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65)