- Giai đoạn 20152020: theo mục tiêu một số NHVVN TP.HCM sẽ phát triển
3.2.3.3. Chuẩn hoá chính sách tín dụng theo công nghệ quản trị hiện đại.
đại.
Tái cấu trúc lại quản trị rủi ro, lành mạnh hoá các khoản cho vay, có ý nghĩa
rất lớn đến giảm rủi ro vốn tự có. Chính sách chung hiện nay đối với các
NHCPVVN TP.HCM là:
- Sớm hoàn thiện và áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng để hỗ trợ khi các
hồ sơ xin vay, khi không đáp ứng được tiêu chuẩn cơ bản của chính sách tín dụng
ngân hàng sẽ bị loại ngay từ vòng đầu tiên.
- Ban hành quy trình xây dựng và quản lý hạn mức tín dụng cho một khách hàng, một nhóm khách hàng và cho toàn bộ danh mục cho vay.
- Áp dụng phương pháp lãi suất cho vay trên cơ sở mức độ rủi ro để cơ cấu lại
danh mục tín dụng cho các nhóm khách hàng, từ đó lấy định giá lãi suất cho vay có
thể để bù đắp rủi ro tín dụng.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm, trên cơ sở dấu hiệu cảnh báo sớm để xây
dựng kế hoạch hành động phù hợp.
- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng, phân tích tổng thể danh mục tín dụng,
nhằm phát hiện rủi ro do tập trung tín dụng.
- Xây dựng quy trình đánh giá rủi ro tín dụng thông qua sử dụng hệ thống tính điểm, sử dụng lãi suất để loại bỏ khoản vay có nhiều rủi ro, xây dựng cơ sở dữ liệu đánh giá rủi ro tín dụng và kiểm tra tín dụng độc lập.
- Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tín dụng đáp ứng yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng.
Tách bạch độc lập bộ phận thực hiện chức năng cấp tín dụng (cho vay, thẩm định,
giải ngân) và bộ phận quản lý rủi ro tín dụng độc lập.
- Xây dựng mô hình lượng hoá rủi ro và xác định mức cho vay tối đa, tối ưu đối với từng khách hàng, xác định phần bù rủi ro và giới hạn an toàn tín dụng tối đa để trích lập dự phòng rủi ro chính xác.
- Luật hóa các điều kiện, lọai hình, điều khỏan của một hợp đồng tín dụng, quy định rõ đối tượng không được vay, tỷ lệ giới hạn an tòan, tỷ lệ vốn tự có trên tài sản
- Luật hoá các vấn đề có tính nguyên tắc phải tuân thủ trong quá trình cho vay,
theo hướng đổi mới từ tập trung vào tài sản thế chấp sang phân tích dòng tiền của
khách hàng vay. Chú ý nhiều hơn đến các thông tin khách hàng, như: tư cách, hiệu
quả kinh doanh, mục đích vay, dòng tiền và khả năng trả nợ, khả năng kiểm soát tiền vay, năng lực quản trị và năng lực điều hành, thực trạng tài chính,..
- Tạo ra sự độc lập tương đối giữa các bộ phận bằng các quy định tách bạch,
phân công rõ chức năng và tuân thủ các khâu trong quy trình giải quyết các khỏan vay, như: tiếp xúc khách hàng, phân tích tín dụng, đánh giá rủi ro, quyết định cho
vay, thủ tục giấy tờ hợp đồng, đánh giá chất lượng, xem lại khỏan vay.
- Hoàn thiện quy trình quy chế cho vay, gia hạn nợ, kiểm soát chặt chẽ việc
chấp hành, nghiêm cấm việc che giấu nợ quá hạn, đảm bảo cơ cấu cho vay phù hợp
với tính chất và phương án vay, kế hoạch trả nợ, căn cứ vào dòng tiền dự án, phương
án sản xuất kinh doanh.