Định vị thị trường mục tiêu và chiến lược cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cho các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59)

- Giai đoạn 20152020: theo mục tiêu một số NHVVN TP.HCM sẽ phát triển

3.2.2.Định vị thị trường mục tiêu và chiến lược cạnh tranh.

Định vị thị trường mục tiêu là cơ sở để giúp các NHCPVVN TP.HCM tìm

được một vị thế cạnh tranh phù hợp, với chi phí đánh đổi vừa phải nhưng có khả năng tăng trưởng tiềm ẩn cao và hiệu quả hấp thụ vốn lớn. Chiến lược cụ thể là:

- Phát triển mạnh hơn nữa các dịch vụ bán lẻ, dịch vụ mới, dịch vụ phục vụ cá

nhân và doanh nghiệp, chú trọng nhiều hơn đến hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách

hàng, tập trung khai thác tiềm năng rộng lớn ở khu vực DNVVN, hộ kinh tế gia đình và dân cư mà các ngân hàng khác khó có đủ khả năng để xâm nhập tới và triển

trường như cho vay tiêu dùng, các nhu cầu vay còn tiềm ẩn chưa khai thác như vay để mua xe hơi, các nhu cầu về dịch vụ của khu vực dân cư lao động và đầu tư tư

nhân có mức sinh lời cao,... Tham gia tích cực chương trình kích cầu.

- Tiếp tục mở rộng mạng lưới ra toàn quốc, khai thác những khu vực mà các ngân hàng khác còn bỏ ngõ hoặc ít quan tâm để phân tán rủi ro. Đối với các

NHVVN có điều kiện ngoài thị trường tiềm năng ở các khu vực thành phố, khu

trung tâm nên mở rộng ra các khu vực nông thôn, các khu dân cư lao động. Đối với

các NHVVN nhỏ, yếu giải pháp tốt nhất nên sớm sát nhập, hợp nhất.

- Tập trung đầu tư đánh thức tiềm năng ở các thị trường mới, củng cố thị trường truyền thống, xâm nhập từng bước vào thị trường cấp cao, tranh thủ khai

thác các khoảng trống thị trường, phát triển thị trường giá trị cộng thêm. Kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ và vốn vay bằng việc triển khai các chương trình ưu đãi có chọn lọc, thiết kế các dịch vụ có mức phí phù hợp với sở thích và khả năng tài chính của từng khách hàng với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được.

- Tái cơ cấu nguồn vốn, tăng hiệu quả huy động vốn, tăng tốc độ mở rộng

mạng lưới để tranh thủ giành lợi thế, tập trung thu hút các doanh nghiệp có liên quan trong các quan hệ thanh tóan, quan hệ tài chính, đầu tư, các doanh nghiệp tư

nhân có vai trò hàng đầu trong các ngành kinh tế quan trọng, mở rộng hướng tìm kiếm vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế với thời hạn dài để đầu tư cho dự án, tăng phòng ngừa rủi ro và trích lập quỹ dự phòng rủi ro.

- Tham gia sâu vào thị trường phân tầng công ty, phân tích thận trọng, chọn

lọc khách hàng mục tiêu ra khỏi ảnh hưởng của khách hàng cạnh tranh, tập trung

vào các nhu cầu vay lớn, mức tăng trưởng nhanh, có nhiều cơ hội để phát triển ra

quốc tế, tiếp tục củng cố thị trường, nâng cao đẳng cấp bằng phát triển những đặc điểm vượt trội, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ ưu thế.

- Mở rộng liên kết để khai thác có chọn lọc thị trường phục vụ khách hàng cá

nhân, gia tăng giá trị cộng thêm bằng việc nhanh chóng đầu tư ứng dụng công nghệ

mới, phát triển dịch vụ đa dạng, mở rộng phạm vi phủ sóng,.. trên cơ sở nghiên cứu

nhập, số tiền gửi, tính chất thu hút, lĩnh vực tín dụng,... chú ý tới tác động của nhóm

có thu nhập cao, có mức độ ổn định và các đối thủ cạnh tranh.

- Tận dụng các quan hệ đối với khách hàng, với các đối tác bên ngoài để hợp

tác khai thác thị trường dịch vụ phi ngân hàng hiện còn rất sơ khai và đang bị rào cản lớn, tạo con đường gián tiếp để mở rộng thị trường ngân hàng, gia tăng chuỗi

dịch vụ cộng thêm và phân tán rủi ro, tận dụng vốn, lợi thế địa lý, khách hàng, sản

phẩm, dịch vụ,... trên nguyên tắc cùng có lợi. Phát triển các tổ chức con kinh doanh

phi ngân hàng, tạo điều kiện đi chuyên sâu vào các lĩnh vực chuyên biệt giảm bớt sự

ràng buộc của các luật lệ, phát huy hiệu quả vốn tự có, thương hiệu trên cơ sở có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phân loại cấp độ đối thủ để có chiến lược phát triển tốt hơn.

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển cho các ngân hàng thương mại cổ phần vừa và nhỏ tại thành phố Hồ Chí Minh (Trang 59)