Tình hình nguồn vốn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 33)

Các NHTM với chức năng chính là kinh doanh tiền tệ thì nguồn vốn là điều kiện cần thiết trong quá trình hoạt động. Nhận thức đƣợc điều này MHB – PGD Bình Minh không ngừng tăng cƣờng huy động vốn cho quá trình hoạt động của mình. Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu thì ngân hàng không ngừng huy động vốn trong nền kinh tế với nhiều hình thức khác nhau để đảm bảo tăng trƣởng ổn định, góp phần tích cực vào việc đầu tƣ mở rộng tín dụng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng đạt hiểu quả cao hơn.

Nguồn vốn hoạt động kinh doanh của MHB – PGD Bình Minh là nguồn vốn huy động trong nền kinh tế và vốn điều chuyển từ Chi nhánh. Tuy nhiên vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng cao trên 50% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nguyên nhân là do tình hình huy động vốn tại chổ của ngân hàng trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn, do sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên cùng địa bàn. Mặc khác trên địa bàn thị xã Bình Minh tuy không rộng lớn, mật độ dân số không cao nhƣng lại có nhiều TCTD đƣợc thành lập trên địa bàn, cụ thể trên địa bàn hiện nay có 7 TCTD và một Quỹ tín dụng nhân dân. Điều này ít nhiều cũng ảnh hƣởng đến vốn huy động của ngân hàng. Chính vì thế vốn huy động trong nền kinh tế không đủ để ngân hàng hoạt động nên cần nguồn vốn từ Chi nhánh.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của nguồn vốn huy động trong quá trình hoạt động kinh doanh nên MHB – PGD Bình Minh đã nổ lực hơn trong việc huy động vốn nhàn rổi của các tổ chức kinh tế, trong dân cƣ để bổ sung vào nguồn vốn cho ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định để MHB – PGD Bình Minh hoạt động tốt hơn.

22

Bảng 4.1 Tình hình nguồn của MHB - PGD Bình Minh qua 3 năm 2011-2013 và sáu tháng đầu năm 2014

(đvt: triệu đồng)

(Nguồn: Phòng kinh doanh MHB – PGD Bình Minh giai đoạn 2011-6/2014)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2011 2012 2013 6T13 6T14 2012/2011 2013/2012 6T14/6T13

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

VHĐ 44.875 38,24 50.085 45,7 38.639 34,7 43.076 45,24 39.779 34,53 5.210 11,61 (11.446) (22,85) (3.297) (7,65)

VĐC 72.488 61,76 59.500 54,3 72.700 65,3 52.150 54,76 75.427 65,47 (12.988) (17,92) 13.200 22,18 23.277 44,63

23

Qua bảng 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của MHB – PGD Bình Minh tăng giảm không đều qua 3 năm 2011-2013 và sáu tháng đầu năm 2014. Cụ thể tổng nguồn vốn năm 2011 là 117.363 triệu đồng, năm 2012 tổng nguồn vốn chỉ còn 109.585 triệu đồng, giảm 7.778 triệu đồng tƣơng đƣơng giảm 6,63%. Tuy nhiên năm 2013 tổng nguồn vốn có sự gia tăng trở lại, tăng 1.754 triệu đồng với tốc độ tăng trƣởng là 1,6% so với năm 2012. Riêng sáu tháng đầu năm 2014 đạt 115.206 triệu đồng, tăng 19.980 triệu đồng so với cùng kỳ sáu tháng đầu năm 2013. Tổng nguồn vốn có sự biến động nhƣ vậy là do có sự ảnh hƣởng qua lại giữa hai nguồn vốn cơ bản là vốn huy động và vốn điều chuyển, cụ thể nhƣ sau:

 Vốn huy động: nhìn chung vốn huy động của MHB – PGD Bình Minh có sự tăng giảm không đều. Năm 2012 vốn huy động là 50.085 triệu đồng tăng 5.210 triệu đồng tƣơng ứng tăng 11,61% so với năm 2011. Nguyên nhân là nhờ vào chính sách chăm sóc khách hàng, các chƣơng trình khuyến mãi hấp dẫn hơn nhƣ “Gửi MHB, rinh về tiền tỷ”, “Hè nắng vàng, ngàn quà tặng”, “Tiền lộc sôi động, tết vui gấp bội”… Ngoài ra MHB – PGD Bình Minh cũng đã áp dụng lãi suất bậc thang cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nên đã thu hút nhiều khách hàng hơn trong việc gửi tiền vào ngân hàng. Tuy nhiên năm 2013 vốn huy động giảm đáng kể và chỉ huy động vốn đƣợc 38.639 triệu đồng giảm 11.446 triệu đồng tƣơng ứng giảm 22,85% so với năm 2012. Riêng sáu tháng đầu năm 2014 vốn huy động giảm xuống 7,65% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân chính là sự biến động của nền kinh tế và sự thay đổi về các chính sách quản lý của Chính phủ. Trƣớc hết là do lạm phát, trong khi lãi suất tiền gửi biến động liên tục theo chiều hƣớng giảm, không ổn định (năm 2012 là 14%/năm, đến nay kỳ hạn 1 tháng là 6%/năm, 2 tháng là 6%/năm, 3 tháng là 6,5%/năm, 6 tháng là 7%/năm, 9 tháng là 7%/năm và cuối cùng là 12 tháng là 7.5%/năm. Thấp hơn nhiều so với đầu năm 2012), từ đó khó thuyết phục ngƣời dân gửi tiền vào ngân hàng. Vì vậy, phần lớn thu nhập từ lao động đƣợc bộ phận dân chúng chi vào các nhu cầu tiêu dùng cơ bản nên phần tiết kiệm không còn nhiều nhƣ trƣớc. Bên cạnh đó là sự hấp dẫn của thị trƣờng vàng, ngoại hối. Vàng, đô la tăng với nhiều đợt sóng đã làm khuấy động thị trƣờng và thu hút một lƣợng vốn đầu tƣ chảy vào hai thị trƣờng này đã làm cho vốn huy động của MHB – PGD Bình Minh giảm mạnh.

 Vốn điều chuyển: trong quá trình hoạt động đôi khi nguồn vốn tại chổ không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của khách hàng thì ngân hàng sẽ nhận đƣợc nguồn vốn điều chuyển từ tuyến trên. Tuy nhiên việc sử dụng nhiều vốn điều chuyển sẽ không tốt cho ngân hàng vì chi phí cho việc sử dụng vốn điều

24

chuyển cao hơn vốn huy động tại chổ và còn phải phụ thuộc nhiều vào ngân hàng tuyến trên.

Qua bảng 4.1 thấy vốn điều chuyển cũng tăng giảm không đều và phụ thuộc vào vốn huy động tại chổ của ngân hàng. Năm 2013 nguồn vốn điều chuyển chiếm nhiều nhất với 72.700 triệu đồng, chiếm tỉ trọng 65,29% trong tổng nguồn vốn và tăng 22,18% so với năm 2012. Trong khi đó vốn điều chuyển sáu tháng đầu năm 2014 là 75.427 triệu đồng tăng 44,63% so với cùng kỳ năm 2013. Nguyên nhân là do vốn huy động giảm mạnh nên cần phải có vốn điều chuyển nhiều để đáp ứng nhu cầu hoạt động của ngân hàng.

Nhìn chung giai đoạn này hoạt động kinh doanh của MHB – PGD Bình Minh đang phát triển. Tình hình nguồn vốn có tăng lên mặc dù tỉ lệ tăng chƣa cao. Tuy nhiên vốn điều chuyển vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn của MHB – PGD Bình Minh. Điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy MHB – PGD Bình Minh cần có biện pháp nâng cao chất lƣợng huy động vốn, điều này sẽ giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh. Hơn nữa nguồn vốn huy động có chi phí thấp hơn nguồn vốn điều chuyển. Do đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao sẽ giúp cho MHB – PGD Bình Minh thu đƣợc lợi nhuận cao hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông cửu long chi nhánh vĩnh long phòng giao dịch bình minh (Trang 33)